Suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng phổ biến và trẻ hóa, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có những biến chứng khôn lường hơn!
Suy giãn tĩnh mạch chân còn được gọi với cái tên suy giãn tĩnh mạch chi dưới, là một chứng bệnh liên quan đến mạch máu. Xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch ở bắp chân và đùi bị rối loạn chức năng khi đưa máu trở về tim. Dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu, biến dạng các mô xung quanh, gây cảm giác đau nhức, nặng nề, phù chân. Một số biến chứng nguy hiểm hơn đó là: Chàm da, loét, chảy máu, giãn lớn và sưng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trên thế giới tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch chân chiếm khá cao, trong đó 70% là nữ giới. Ở Việt Nam, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa do nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh của một bộ phận giới trẻ.
Giai đoạn bệnh mới phát sinh, người mắc sẽ không cảm nhận được triệu chứng nào rõ ràng ngoài cảm giác ê mỏi, nặng chân, châm chích dưới da, chuột rút vào ban đêm,… Chính vì sự mờ nhạt của các dấu hiệu mà người mắc thường bỏ qua, cho rằng đó là những cơn đau tức thời sau một ngày lao động.
Giai đoạn tiếp theo, các tĩnh mạch ở cẳng chân bắt đầu phù nề nhẹ, người mắc sẽ cảm thấy hơi khó khăn khi mang giày dép, xuất hiện một số vết chàm, màu da chân tái xanh hơi đổi màu. Một số ít trường hợp mới thấy tĩnh mạch bị phồng căng lên rõ rệt.
Giai đoạn bệnh nặng, các tĩnh mạch bắt đầu giãn to có khi lên tới 10mm. Loét cẳng chân lan rộng, ban đầu có thể tự lành lại, nhưng sau đó thì không thể lành, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng và hoại tử. Và bằng mắt thường có thể nhìn thấy, đôi chân rất mất thẩm mỹ.
Hình ảnh đôi chân ở giai đoạn nặng của suy giãn tĩnh mạch.
Thực tế, suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vùng cơ thể nào, nhưng chủ yếu rơi vào chi dưới là do tĩnh mạch ở đây dài và phức tạp. Chưa kể còn phải chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể. Bản chất suy giãn tĩnh mạch chân là do chức năng của van tĩnh mạch ngoại biên bị tổn thương. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đó là:
Bệnh gặp rất nhiều ở người già, vì quá trình lão hóa tự nhiên kéo theo sự suy giảm chức năng của các hệ cơ quan nói chung và tĩnh mạch nói riêng. Chính vì vậy, khi gặp các biến chứng nặng như loét cẳng chân thì người già thường khó lành hơn đối tượng khác.
Thường là do đứng liên tục trong một thời gian dài, dù là làm việc hay không làm gì cả, thì việc máu bị dồn xuống chân không hề tốt. Các tĩnh mạch liên tục gặp áp lực lớn sẽ dẫn đến van bị tổn thương.
Tỷ lệ nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch thường cao hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết tố, do đó phụ nữ đang mang bầu thường đột ngột mắc suy giãn tĩnh mạch. Bởi lẽ thời kỳ này các hoocmon estrogen luôn ở mức cao, cơ thể chịu nhiều biến động.
Một số nguyên nhân ít hơn là béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Người béo phì, đôi chân và khung xương thường phải chịu áp lực cực kỳ lớn từ cân nặng của cơ thể. Dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan.
Tham khảo thêm:
Bản chất, suy giãn tĩnh mạch chân không hề gây nguy hiểm đến tính mạng, mà chỉ gây mất thẩm mỹ và bất tiện khi lao động mà thôi. Tuy nhiên, nếu không tìm cách chữa trị, để bệnh tiến triển tự nhiên thì các biến chứng của nó lại rất khó lường.
3 biến chứng gây tử vong hàng đầu ở suy giãn tĩnh mạch chân đó là máu đông, chảy máu và viêm loét. Các cục máu đông hình thành khi tĩnh mạch giãn to quá mức mà không kịp thời xử lý, trường hợp xấu nhất các cục máu này chảy ngược lên phổi làm tắc nghẽn mạch phổi dẫn đến không thở được. Chảy máu xảy ra khi tĩnh mạch bị vỡ, bởi khi căng phồng đến một mức nào đó, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng đủ để nó vỡ rồi.
Tóm lại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này, thì nên đi khám và tiếp nhận điều trị ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Nên đi khám bác sỹ ngay khi phát giác các dấu hiệu ban đầu của suy giãn tĩnh mạch.
>>> 15 Phút ngồi ghế massage mỗi ngày để phòng chống suy giãn tĩnh mạch
Hy vọng thông qua bài viết “Suy giãn tĩnh mạch chân – Triệu chứng, nguyên nhân và hậu quả” các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin phòng tránh bệnh tật. Hẹn gặp lại ở chuyên mục tư vấn kỳ sau.