Fuji Luxury Group
15 Phút ngồi ghế massage mỗi ngày để phòng chống suy giãn tĩnh mạch

15 Phút ngồi ghế massage mỗi ngày để phòng chống suy giãn tĩnh mạch

Thứ 6, 16/11/2018, 01:00 GMT+7

15 phút ngồi ghế massage mỗi ngày để phòng chống suy giãn tĩnh mạch – một trong những căn bệnh phổ biến ở 40% dân số Việt Nam và có nguy cơ gây co thắt tim.

1. Những điều cần phải biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh liên quan đến mạch máu rất hay gặp ở phụ nữ tuổi từ 35 – 50 và người cao tuổi, nam giới ít gặp hơn nhưng không phải là không có.

Bệnh vốn không nguy hiểm đến tính mạng tức thời nhưng vì thiếu kiến thức hoặc chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bệnh giai đoạn đầu mà đa số mọi người gặp các biến chứng nặng hơn.  Không những gây mất thẩm mỹ mà con ảnh hưởng đến khả năng vận động, khiến cơ thể luôn mệt mỏi phiền toái.  Cá biệt có những trường hợp sẽ dẫn co thắt tim khi không bơm máu kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch biểu hiện là những đốm nổi cộm màu xanh hoặc tím trên da.

Bản chất suy giãn tĩnh mạch là sự suy giảm chức năng ở các van của mạch máu, khiến dòng chảy bị rối loạn, mạch kém lưu thông, các cục máu bị ùn ứ, gây sưng phồng mạch máu và đau đớn cho người mắc.

Khi bệnh mới phát, các vết sưng còn rất mờ và không rõ rệt nên nhiều người không để ý đến. Chỉ khi bệnh nặng, vết sưng to, nổi cộm và đau nhiều mới bắt đầu chạy chữa.

>>> Suy giãn tĩnh mạch chân – Triệu chứng, nguyên nhân và hậu quả

2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu lành mạnh trong 1 thời gian dài, tích tụ mà gây lên. Một số khác là do mạch máu suy giảm chức năng khi tuổi già đến hoặc gặp các bệnh khác liên quan đến mạch máu.

Người già cũng thường bị suy giãn tĩnh mạch.

Cân nặng là một trong những yếu tố đầu tiên chi phối bệnh, trọng lượng quá lớn đè nén lên đôi chân rất dễ khiến mạch máu gặp vấn đề, chính vì vậy nên người béo phì hoặc thai phụ trong giai đoạn cuối của thai kỳ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch rất lớn.

Việc đi đứng, ngủ nghỉ, ngồi làm việc hoặc vui chơi không đúng tư thế không những có nguy cơ mắc bệnh xương khớp mà còn làm mạch máu ở chân kém lưu thông.

Đặc biệt là những người ngồi nhiều như dân văn phòng, đứng quá lâu như các công nhân, hoặc điển hình như phụ nữ đeo giày gót cao cả ngày làm trọng tâm cơ thể bị lệch, áp lực lên chân lớn hơn bình thường.

Dân văn phòng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch.

Người già thời kỳ lão hóa cũng gặp suy giãn tĩnh mạch nhiều cả ở chân và ở tay. Người ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, ít chất xơ, nhiều chất béo, ăn quá mặn hoặc không đủ nước đều có nguy cơ mắc bệnh cao.

3. 15 phút ngồi ghế massage mỗi ngày để phòng chống suy giãn tĩnh mạch

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch là con số không hề nhỏ và nếu không vận dụng nhiều phương pháp thay đổi lối sống sẽ không có kết quả.

Vì vậy ngăn ngừa bệnh từ bây giờ là một việc cần thiết.

Ghế massage trị liệu là một thiết bị chăm sóc sức khỏe dành cho mọi gia đình và mọi đối tượng. Giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh xương khớp, tim mạch, thần kinh,….

Với những thủ thuật massage đỉnh cao và chân thực như xoa bóp, bấm huyệt, đấm vỗ, day miết toàn thân ghế massage không chỉ giảm đau nhanh chóng mà còn làm tinh thần thư thái. Khi kết hợp với hệ thống nhiệt nóng hồng ngoại sẽ kích thích mạch máu giãn nở từ đó tăng cường lưu thông.

Ghế massage toàn thân mà một thiết bị chăm sóc sức khỏe dành cho mọi đối tượng

Ngồi ghế massage ít nhất 15 phút mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt hiện nay, hệ thống túi khí đều được trang bị dọc khắp cơ thể từ đầu xuống bàn chân, còn đảm bảo massage cho tất cả những nơi tập trung nhiều mạch máu nhất như bắp tay, bắp đùi, bắp chân.

Nên kết hợp với cả việc điều chỉnh tư thế hàng ngày, kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Ngồi ghế massage ít nhất 15 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch

4. Một số thắc mắc liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch

4.1. Suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì? Kiêng ăn không thể trực tiếp điều trị suy giãn tĩnh mạch, nhưng có một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm triệu chứng và nguy cơ bệnh tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn kiêng và lối sống cho người bị suy giãn tĩnh mạch:

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường: Người bệnh nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm này, vì chúng có thể làm hạn chế khả năng hoạt động của chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tốc độ lão hóa nhanh hơn bình thường và ảnh hưởng đến tĩnh mạch. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch và tác động đến việc tăng cân.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ và muối: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và muối có thể gây cản trở lưu thông máu và dẫn tới xơ vữa động mạch. Vì vậy, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này để duy trì sự tuần hoàn máu tốt.
  • Rượu và bia: Rượu và bia, đặc biệt khi lạm dụng, có thể gây rối loạn tuần hoàn máu. Điều này có thể khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh hơn bình thường. Do đó, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu và bia để bảo vệ sức khỏe của tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch KHÔNG gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh này làm cho việc vận động và làm việc nặng nhọc trở nên khó khăn, dẫn đến việc mất việc làm ở một số trường hợp.

Ngoài ra, tĩnh mạch có thể bị vỡ trong trường hợp bị chấn thương hoặc va chạm, và trong các trường hợp nặng, có thể gây ra tắc nghẽn máu và đe dọa tính mạng. Vết loét cũng dễ bị nhiễm trùng nếu vệ sinh không được duy trì, điều này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn. Việc chữa trị bệnh sớm là quan trọng. Các phương pháp điều trị bao gồm kiểm soát lối sống, sử dụng vớ áp lực, thuốc giảm đau, chống viêm, và phẫu thuật như tạo hình tĩnh mạch hoặc cắt bỏ tĩnh mạch biến dạng.

Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không? 

Gần đây, Viện Y Dược Hoa Kỳ (tại đây)đã công bố một nghiên cứu cho rằng bệnh nhân mắc tĩnh mạch biến dạng nên sử dụng nước lạnh để ngâm chân. Bệnh nhân nên ngâm chân trong nước có nhiệt độ khoảng 10 độ C trong khoảng 10 phút. Trong quá trình ngâm, bạn có thể tự massage chân hoặc đập chân tại chỗ. Giúp co bóp mạch máu, làm cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tích cực hơn thông qua sự điều chỉnh của dịch thần kinh.  Ngâm chân trong nước lạnh có thể giúp giảm đau, nhưng không nên lạm dụng quá thường xuyên, vì có thể làm cho cơ thể lạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không? 

 

Một lưu ý quan trọng đó là người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân bằng nước nóng. Vì nước nóng sẽ làm mạch máu giãn nở nhanh hơn, từ đó tình trạng bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đi bộ nhiều có bị giãn tĩnh mạch không? 

KHÔNG, đi bộ nhiều thường là có lợi và giúp ngăn ngừng tình trạng suy giãn tĩnh mạch chứ không gây ra tình trạng này.

Giãn tĩnh mạch có uống được mật ong không? 

Hiện nay chưa có một nghiên cứu chính xác nào nói lên người suy giãn tĩnh mạch không thể sử dụng mật ong trong chế độ ăn uống của mình. Người bị suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể uống mật ong mà không có vấn đề gì nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. 

Giãn tĩnh mạch có uống được mật ong không? 

Các tin khác

15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác 
11/04/2024
Hít thở sâu bị đau sườn phải là bệnh gì? Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích không chỉ hít thở sâu bị đau lưng phải, mà còn có thể bị mệt mỏi, 
10/04/2024
Triệu chứng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái có thể cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu trong bài viết sau và trang bị ...
08/04/2024
Khi đau lưng dưới bên phải gần mông chỉ ở mức khởi phát trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm đá là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên
05/04/2024
Các bà mẹ thường bị đau lưng dưới gần mông sau sinh cúi người, khi bế em bé, khi cố nâng em bé lên cao hoặc chỉ đơn giản là khi đi bộ. Thông thường, b