Fuji Luxury Group
Tổng hợp kiến thức cơ bản về bệnh gút

Tổng hợp kiến thức cơ bản về bệnh gút

Thứ 3, 02/10/2018, 00:16 GMT+7

Tổng hợp kiến thức cơ bản về bệnh gút, bệnh gút là gì? Nguyên nhân bệnh gút? Triệu chứng bệnh gút và cách chữa bệnh gút!

1. Bệnh gút (gout) là gì?

Bệnh gút có tên phiên âm quốc tế theo tiếng Pháp là “goutte”, tiếng Việt hay gọi là bệnh thống phong, là một chứng bệnh thuộc nhóm viêm khớp. Bệnh thường phát ở nam giới tuổi trung niên, nhất là người có tiền sử sử dụng nhiều rượu bia.

2. Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút có bản chất là do sự biến đổi ở gen dẫn đến rối loạn chuyển hóa purin làm tăng sản xuất hay còn gọi là giảm đào thải acid uric trong máu. Từ đó ứ đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp, bào mòn và làm tổn thương ổ khớp. Thói quen ăn nhậu nhiều rượu bia, nhiều đạm và các chất bổ dưỡng đều là mầm mống gây bệnh và đẩy nhanh sự phát triển của bệnh.

Mô phỏng cấu trúc xương bị gút.

Bệnh thường gặp ở nam hơn nữ do gen thường bị biến đổi nhiều hơn ở nam, tuy nhiên nữ giới có nhiều gen trội thiên về nam tính cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Và đặc biệt là nam giới thì uống rượu bia nhiều hơn phụ nữ

3. Triệu chứng của bệnh gút

Giai đoạn đầu của bệnh có nhiều triệu chứng rất rõ ràng đó là xuất hiện cơn đau cấp ở các khớp mắt cá chân, ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối,…. Khởi phát vào sáng sớm hoặc nửa đêm hoặc là ngay sau một sự kiện về dinh dưỡng như ăn nhậu tiệc tùng. 70% số ca có biểu hiện sưng to, tấy, đỏ ở hai đầu ngón chân cái. Cơn đau dữ dội kéo dài từ vài giờ, các triệu chứng đi kèm cũng hết sau vài tuần, phần da tại các vị trí đau sẽ bong tróc ngứa ngáy có khi là tím tái.

Giai đoạn khởi phát gút sẽ biểu hiện ở đầu ngón chân cái.

Cơn đau sẽ tái phát trong vòng từ 1 – 3 năm với mức độ ngày càng nhiều và nặng, đòi hỏi người bệnh phải nghiêm túc sử dụng thuốc hỗ trợ cũng như thay đổi thói quen ăn uống, lối sống. Để bệnh quá nghiêm trọng sẽ gây ra các tổn thương nặng hơn và dẫn đến các di chứng nguy hiểm như viêm đa khớp, biến dạng khớp, mất vận động, đau đớn mãn tính,…

Biến chứng nguy hiểm của gút.

4. Các cách chữa bệnh gút

Gout là bệnh khó chữa dứt điểm hẳn ngay cả khi phát hiện sớm, bởi như đã nói ở trên nó liên quan đến gen bẩm sinh. Các cơn đau cấp tính do gút gây ra sẽ gặp ở tất cả các trường hợp mắc bệnh cho dù ngày nào cũng dùng thuốc. Vì vậy, chữa trị gút chỉ mang tính chất là giảm đau nhanh chóng, kéo dài khoảng cách giữa các cơn đau, ngăn ngừa sự tổn thương nặng hơn ở các khớp, ngăn ngừa sự hình thành các khối u dưới da vùng quanh khớp.

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn chữa gút là điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Người bệnh phải hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đạm và chất bổ như thịt chó, hải sản, thịt có màu đỏ,… Từ bỏ thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt. Tăng cường uống nước lọc tinh khiết hàng ngày. Độ tuổi 40 – 60 chú ý vận động và nghỉ ngơi, không tắm nước quá lạnh, không để thừa cân béo phì.

Chế độ ăn thanh đạm rất quan trọng với người bị gút.

5. Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh GÚT

- Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một nguồn thực phẩm tương đối thấp purine so với một số loại thịt khác như thịt bò hoặc thịt hải sản. Vì vậy, trong một số trường hợp, người mắc bệnh gút có thể tiêu thụ một lượng nhỏ thịt gà mà không gây ra sự tăng đột ngột của axit uric trong cơ thể. Do đó, người bị bệnh gút có thể ăn thịt gà, nhưng cần kiểm soát liều lượng và chế biến cẩn thận.

 - Bệnh gút có ăn được đu đủ chín không?

Đu đủ chứa một enzym gọi là "papain," một tác nhân tự nhiên có khả năng chống viêm, giúp duy trì cơ thể ở trạng thái kiềm và có tiềm năng ngăn chặn sự tích tụ axit uric trong máu. Ngoài ra, đu đủ cũng là một nguồn giàu vitamin C, một loại vitamin có lợi cho những người mắc nhiều loại bệnh viêm khớp, bao gồm cả bệnh gút.

- Bệnh gút ăn cá biển được không?

Khi bạn bị bệnh gút, hãy tìm những loại cá thuộc nhóm có hàm lượng purine thấp và nên ăn ở mức độ vừa phải. Một số loại cá có hàm lượng purin cao hơn những loại khác: cá cơm, cá trích, cá thu, trứng cá (trứng cá), cá mòi, cá ngừ,...

- Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

Người bị bệnh gút có thể kết hợp trứng vào chế độ ăn uống của mình . Trứng có hàm lượng purin thấp và có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.

- Bệnh gút có di truyền không?

Có, bệnh gút có thể có yếu tố di truyền. Khả năng di truyền của bệnh gút là 65%. Khả năng di truyền là sự đo lường về tác động của yếu tố di truyền. Tổng cộng, ước tính rằng 20% người mắc bệnh gout có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Nguy cơ của bạn cao hơn nếu đó là người thân bậc một, chẳng hạn như anh chị em hoặc cha mẹ.

- Bệnh gút sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người mắc bệnh gút không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh gút mà thay vào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe tổng thể, chế độ ăn uống, lối sống, và cách quản lý bệnh. Nếu bệnh gút được kiểm soát và quản lý hiệu quả, thì người mắc bệnh có thể sống lâu và có cuộc sống chất lượng.

- Bệnh gút có thể chữa khỏi được không?

Bệnh gút là một bệnh mãn tính và không có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh gút có thể được kiểm soát và quản lý hiệu quả để giảm tần suất và cường độ của các cơn gút, cũng như để ngăn chặn các biến chứng.

Tham khảo thêm:

Hy vong phần tổng hợp kiến thức cơ bản về bệnh gút trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về căn bệnh xương khớp quái ác này và có biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác