Đau gót chân có nguy hiểm không? Cùng lắng nghe các bác sỹ đầu ngành tư vấn về chứng bệnh hết sức phổ biến này nhé!
Tham khảo thêm:
Đau gót chân là một chứng bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Từ những chị em công sở hay đi giày cao gót, những bà bầu trước và ngay sau sinh, đến lứa tuổi thanh thiếu niên và người già.
Cơn đau bắt đầu ở gót chân, đau nhiều vào buổi sáng sớm khi thức dậy, sau đó lan dần sang các vùng xung quanh mắt cá chân, kèm theo cả hiện tượng sưng phù.
Nhiều trường hợp đang nằm chuyển sang ngồi hoặc đang ngồi chuyển sang đứng sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt hàng ngày cũng như năng suất lao động.
Bàn chân là nơi phải chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể nên thường xuyên dính các chấn thương và các bệnh lý nếu không được chăm sóc tốt. Đau gót là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý, tuy không nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể biến chứng nghiêm trọng hơn.
Do tắc nghẽn mạch máu, máu và oxy không đủ để cung cấp nuôi sống các tế bào ở gót chân gây ra đau đớn. Nhất là khi hoạt động bàn chân nhiều, chỉ giảm bớt khi được nghỉ ngơi.
Thường gặp ở các vận động viên thể thao (điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ,…) hoặc người lao động tay chân nặng nhọc trong suốt thời gian dài, người trung niên đến cao tuổi. Phần gân ở gót chân bị kéo căng quá mức liên tục lâu dần có thể rách, thoái hóa, mất đi tính đàn hồi dẫn đến viêm. Bàn chân bị đau nhức trong xương, thậm chí sưng tấy là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm gân gót chân
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Cân gan bàn chân là dải cân ở lòng bàn chân, chạy từ gót chân đến đầu các ngón chân. Các hoạt động cường độ mạnh như chạy nhảy, leo trèo, giẫm đạp,… đều ảnh hưởng rất lớn đến cân gan bàn chân. Các kích thích này diễn ra lặp đi lặp lại trong một thời gian sẽ dẫn đến rách và nhiều tổn thương khác đối với cân gan bàn chân.
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân.
Nghe có vẻ hơi lạ lẫm những kỳ thực thì theo Đông y thận và lòng bàn chân có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một trong hai cái gặp vấn đề sẽ biểu hiện thông quá cái còn lại. Đau gót là một trong các dấu hiệu cảnh báo thận hư thận yếu, suy giảm chức năng nên không thể đáp ứng được các hoạt động thường ngày.
Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm mà ở giai đoạn khởi phát của nó thường xuất hiện triệu chứng đau nhức bàn chân, trong đó có vùng gót chân. Nên theo dõi sát sao để xem các tĩnh mạch có vùng bắp chân và bắp đùi có biểu hiện sưng phồng hay viêm loét không để kịp thời xử lý.
Vậy đau gót chân có nguy nhiểm không? câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý bạn đang gặp phải. Thông thường các cơn đau gót chân không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên thường xuyên và tiến triển nặng hơn, thì cần điều trị sớm để tránh trở nên mãn tính và gây ra các vấn đề sức khỏe khác cho chân và cơ thể.
Nếu cơn đau cấp tính và nhiều thì hãy ngồi chườm lạnh để giảm đau tức thời. Bạn có thể lấy một chai nước bằng nhựa, đông lạnh rồi lăn chân lên đó để vừa xoa bóp bàn chân vừa chườm đá cùng lúc khoảng 15 – 20 phút là được. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần, tốt nhất là trước khi ngủ để điều trị từ từ cho đến khi dứt hẳn.
Song song với biện pháp tức thời là các biện pháp ngăn ngừa lâu dài, mà hiệu quả nhất là thường xuyên massage chân, cho chân khoảng thời gian nghỉ ngơi phục hồi, đào thải cặn bã ra bên ngoài. Massage chân thường xuyên để chữa trị và phòng ngừa bệnh đau gót chân.
>>> 6 lợi ích tuyệt với của việc xoa chân trước khi đi ngủ
Dưới đây là hai bài tập dãn cơ bạn có thể sử dụng để giảm đau gót chân:
Ngồi xuống, lấy một chiếc khăn, cuộn nó lại như thể bạn đang vắt nước, và giữ hai đầu dài của nó. Đặt giữa khăn vào phần gốc của cung bàn chân, và kéo hai đầu khăn trong khi đẩy bàn chân xuống, tương tự như khi bạn thắt dây giày. Giữ mỗi động tác dãn cơ trong 30 giây và lặp lại ba lần cho mỗi bàn chân.
2. Khi ngồi, gập một chân lên chân kia sao cho bạn vẫn ngồi thẳng nhưng có thể chạm được ngón chân cái bằng tay. Nắm lấy ngón chân cái và nhẹ nhàng kéo nó về phía bạn cho đến khi bạn cảm thấy căng. Giữ nguyên vị trí này trong 15-30 giây và lặp lại ba lần cho mỗi bàn chân.
Thực hiện những bài tập này đều đặn có thể giúp giảm thiểu cảm giác đau gót chân cũng như bàn chân của bạn.
Hạn chế đứng và đi lại quá lâu mà không nghỉ, đứng và đi lại ở nơi địa hình không bằng phẳng, nhiều sỏi đá.
Đi giày dép đế bệt chắc chắn, vừa chân, thoải mái, chất liệu mềm mại, hạn chế tối đa giày cao gót.
Hạn chế tối đa việc đi giày cao gót để ngừa bệnh đau gót chân.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã trả lời được câu hỏi Đau gót chân có nguy hiểm không. Cùng giữ gìn và bảo vệ đôi chân khỏe mạnh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0961 639 888.
Tìm hiểu thêm thông tin mới nhất về các sản phẩm ghế massage tại Fanpage Fuji Luxury : https://www.facebook.com/GheMassageFuji/