Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như loãng xương, viêm khớp, đột quỵ, suy tim,…
Tuổi già với quá trình lão hóa tự nhiên luôn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần hết sức lưu ý để phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Việc sụt giảm chất lượng cuộc sống người cao tuổi là nỗi lo chung của toàn đất nước, bởi người già chiếm đến 10% tổng dân số nước ta. Và chỉ 10 năm nữa thôi, Việt Nam cũng sẽ bị xếp vào nhóm nước dân số già hóa. Cùng điểm qua 10 nhóm bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi.
Loãng xương bắt đầu xảy ra khi con người đến tuổi trung niên, cá biệt có nhiều trường hợp ngay khi còn trẻ đã bị loãng xương. Bản chất của bệnh lý loãng xương là việc quá trình hủy xương bị đẩy nhanh và quá trình tạo xương bị ngưng trệ. Loãng xương là sự suy giảm chất lượng xương và cả trọng lượng, nguy cơ gãy xương cũng vì thế mà cao hơn. Ở người cao tuổi, nếu gãy xương thì cơ hội phục hồi sẽ rất khó và lâu, nếu có phục hồi cũng không hoàn toàn được như cũ. Khi gãy xương, người già buộc phải hạn chế đi lại, cộng với việc ăn nhiều chất bổ và ít hoạt động là căn nguyên chính dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
Lời khuyên ở đây là người già nên bổ sung canxi từ khi bắt đầu bước vào tuổi xế chiều, khi về già nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn hàng ngày. Chú ý vận động và tập luyện ở cường độ nhẹ nhàng vừa phải. Luôn cẩn thận khi đi lại nhất là ở các địa hình mấp mô, lên xuống, trơn trượt,…
Mô phỏng cấu trúc xương bình thường và xương bị loãng.
Có lẽ nhóm bệnh về xương khớp là nhóm bệnh mà người già nào cũng mắc ít nhất một bệnh lý, mà nhiều nhất là viêm khớp. Viêm khớp gây ra những đau đớn thường xuyên, nhiều nhất vào buổi sáng sớm và ngay cả khi ngủ, càng ít hoạt động chân tay thì lại càng đau ê ẩm toàn thân, làm ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng của người cao tuổi. Viêm khớp chủ yếu rơi vào tuổi trên 65, phần lớn là do lão hóa xương khớp, khiến người cao tuổi đi lại khó khăn. Các khớp dễ bị viêm là khớp đầu gối, khớp bàn tay, khớp bàn chân,...
Xem thêm: >> 4 mẹo phòng tránh bệnh xương khớp cho người cao tuổi khi bước vào mùa lạnh
Người già thường viêm khớp đầu gối, bàn tay, bàn chân...
Nhóm bệnh tim mạch gồm nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó người cao tuổi thường gặp phải: Đột quỵ, huyết áp cao, huyết áp thấp, suy tim, thiểu năng mạch vành,…do sự suy giảm chất lượng động mạch dẫn đến các xơ vữa. Phần khác nữa là do thói quen ăn uống sinh hoạt từ thời trẻ để lại di chứng. Ví dụ như ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo, ăn quá no, ăn quá mặn, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu… Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới nên cần đặc biệt chăm sóc người già để phòng tránh.
Những cơn đau tim, đột quỵ luôn đến bất ngờ với người già.
Người cao tuổi rất dễ mắc tiểu đường vì hệ tiêu hóa đã suy giảm chức năng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng khiến mức đường trong máu luôn cao. Chưa kể, người già thường nạp dinh dưỡng sai cách, cho rằng bản thân thiếu hụt dưỡng chất nên ăn uống tẩm bổ rất nhiều. Trong khi đời sống an nhàn, ít lao động chân tay.
Bác sỹ luôn khuyên người cao tuổi nên đi khám thường xuyên, đo và làm các xét nghiệm để có thể cân bằng được dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý nhất.
Người cao tuổi nên đi khám thường xuyên đi khám để phát hiện bệnh sớm.
Gồm các bệnh như: viêm họng, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, lao phổi, âm phế mãn tính,… dễ gặp ở người có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh cũng tiến triển và phát sinh theo mùa theo giờ. Thường là vào mùa đông lạnh giá và lúc sáng sớm, những ngày mưa gió bất ngờ.
Người cao tuổi nên chú ý ăn mặc và tắm rửa đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh hô hấp không hiếm gặp ở người cao tuổi.
(Còn tiếp)