Tiểu đường là căn bệnh phổ biến của người già, tuy nhiên trong thực tế những năm gần đây lại tăng dần ở đối tượng người trẻ tuổi. Việc phát hiện những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ có thể tăng khả năng trị dứt điểm, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe kịp thời, tránh các biến chứng trầm trọng hơn. Tìm hiểu nhanh một số dấu hiệu bệnh tiểu đường ở người trẻ qua bài viết dưới đây cùng FUJILUX nhé!
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường gồm 2 nhóm chính là type 1 và type 2, xảy ra khi quá trình hình thành insulin xảy ra vấn đề, gây rối loạn chuyển hóa và khiến cho hàm lượng đường bên trong cơ thể luôn cao hơn mức bình thường.
Ngày nay, các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ có xu hướng gia tăng nhanh hơn, xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do lối sống thiếu lành mạnh.
Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin, ảnh hưởng quá trình chuyển hóa, dẫn đến rối loạn mức đường huyết bên trong cơ thể.
Bị bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên 13 tuổi.
Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể kháng insulin, nền cần tạo ra nhiều insulin hơn mức bình thường cần thiết để điều chỉnh mức đường huyết, dẫn đến rối loạn. Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 đã và đang gia tăng ở người trẻ, đồng thời cũng phản ánh tình trạng thừa cân và béo phì trong xã hội ngày nay.
Những người trẻ tuổi ăn uống không lành mạnh, bị thừa cân và béo phì có nhiều khả năng bị kháng insulin cao. Bên cạnh đó, khi bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể dẫn đến tăng kháng insulin.
Thêm vào đó, khi trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 2 có tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người khác.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ sẽ giúp định hướng điều trị đúng đắn, từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài biểu hiện cần biết khi khởi phát bệnh tiểu đường ở người trẻ:
Hay khát nước dù đã uống đủ nước theo khuyến cáo mỗi ngày
Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, thậm chí tè dầm ở trẻ nhỏ
Gặp tình trạng đau đầu, không nhìn rõ vật khi hàm lượng đường tăng cao
Cảm thấy đói bụng thường xuyên dù đã được nạp năng lượng đầy đủ
Mệt mỏi, uể oải, luôn không có sức vận động do thiếu năng lượng
Cân nặng tuột nhanh đáng kể, sụt cân không rõ nguyên do
Dễ bị kích thích tâm trạng, cảm xúc thất thường
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận thấy bệnh tiểu đường từ sớm thông qua các biểu hiện như mất thị giác tạm thời, đau bụng, hôn mê, co giật, nhiễm trùng.
Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày và sức khỏe về lâu dài. Vì thế, bạn nên đặc biệt chú ý và chủ động thăm khám với bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách từ sớm.
>>> Vết thương lâu lành có phải tiểu đường không?
Sau khi nắm được các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ, chúng ta cũng nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh sớm, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Hầu hết người trẻ hiện nay có lối sống khá thoải mái, đôi khi thiếu khoa học và dễ dẫn đến những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn, trong đó có tiểu đường. Do đó, để chủ động ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt như thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống vô tội vạ..
Song song đó, chế độ ăn uống hằng ngày cũng cần cân đối các nhóm chất, tránh xa những thực phẩm chứa chất béo xấu như thức ăn nhanh, snack, bắp rang bơ, đồ chiên rán, đồng thời nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có đường tinh luyện.
Ngoài những thực phẩm chứa chất béo xấu hoặc đường tinh luyện, bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia hoặc các thực phẩm có hàm lượng cafein cao.
Không chỉ gây mất ngủ, ảnh hưởng hệ thần kinh, rượu bia và cafein còn vô tình gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, tăng nhịp tim, làm yếu cơ và tác hại đến cả gan cũng như dạ dày, sau một thời gian dài.
Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng bệnh tiểu đường và béo phì có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, việc thường xuyên vận động nhẹ và duy trì cân nặng ở mức bình ổn là một trong những “chìa khóa” để đạt được cuộc sống khỏe mạnh và lánh xa bệnh tật.
Việc vận động nên diễn ra thường xuyên, hợp lý và vừa sức, không nên quá cố gắng tập luyện cường độ cao vì dễ gây ra các vấn đề về tim mạch, xương khớp khác.
Có thể bạn chưa biết, tình trạng stress kéo dài có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất, là một trong những lý do trực tiếp dẫn đến thèm ăn, tăng cân không kiểm soát gây béo phì và tiểu đường.
Do đó, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, cố gắng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian cho gia đình cũng như bạn bè để tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các thú vui lành mạnh, những biện pháp thư giãn tinh thần ngay tại nhà như sử dụng ghế massage thư giãn hay các thiết bị massage cầm tay, để giải tỏa những mệt mỏi về cả thể chất cũng như tinh thần sau một ngày bận rộn.
Theo nhiều chuyên gia về sức khỏe, quá trình massage không chỉ giúp giải tỏa các cơn đau cơ bắp, cải thiện sự dẻo dai của khớp xương, mà còn kích thích sản sinh hormone endorphin, giúp tăng cảm giác hạnh phúc một cách tự nhiên nhất.
Khi đường huyết nhiều hơn bình thường hay còn gọi là tăng đường huyết hay hyperglycemia. Đó xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách.
Bệnh tiểu đường có ăn được phở không? Câu trả lời là Có, người mắc tiểu đường có thể ăn phở. Chọn nước dùng nhẹ, giảm đường và chất béo, hạn chế bún, và tránh gia vị quá ngọt.
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được ngô. Ngô là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI), giúp kiểm soát đường huyết. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, carotenoid, và folate, hỗ trợ sức khỏe mắt. Tuy nhiên, cần ăn ngô ở lượng hợp lý để tránh tăng đường huyết đột ngột do chứa nhiều tinh bột.
Trứng là lựa chọn bổ dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Thực phẩm giàu protein có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện kiểm soát glucose. Một khẩu phần gồm hai quả trứng lớn chứa 13 gam protein chất lượng cao, khiến trứng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời để đưa vào các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể thưởng thức từ 6 đến 12 quả trứng mỗi tuần (theo khuyến nghị của cả chuyên gia nghiên cứu và ngành y tế). Ngoài ra, theo một nghiên cứu gần đây, cho thấy rằng ăn 1 quả trứng lớn mỗi ngày giúp giảm đáng kể 4,4% lượng đường trong máu lúc đói.
Trên đây là cách để phân biệt các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ, cũng như một số biện pháp giúp bạn ngăn chặn sớm nguy cơ mắc bệnh. FUJILUX chúc bạn luôn khỏe mạnh và luôn vững vàng trong mọi hành trình của cuộc sống.