Thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính, gây đau nhức âm ỉ và dai dẳng khiến đời sống của người bệnh bị ảnh hưởng sâu sắc. Bài viết dưới đây, Fuji Luxury sẽ trả lời cho bạn câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì, nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh lý và hạn chế cơn đau – Hãy dành thời gian theo dõi nhé!
Xem thêm:
Đừng để bệnh thiếu máu cơ tim có cơ hội trẻ hóa
Dinh dưỡng đóng vai trò duy trì sự sống và hoạt động của mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể con người. Việc chúng ta ăn gì? Ăn bao nhiêu và ăn như thế nào? đều ảnh hưởng mật thiết đến sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ xương khớp nói riêng.
Chính vì lẽ đó, nếu ăn uống lành mạnh và hợp lý thì xương khớp sẽ được tái tạo và bảo vệ vững chắc, còn nếu ăn uống sai cách (thiếu chất hoặc thừa chất) sẽ khiến xương khớp bị suy yếu và dễ mắc các bệnh nguy hiểm, điển hình là tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, sớm hơn.
Đó là lý giải thích tại sao Fuji Luxury dành bài viết này để cung cấp những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng giúp các bạn biết được thoái hóa khớp nên ăn gì, thoái hóa khớp kiêng ăn gì và chế độ ăn uống như thế nào sẽ góp phần phòng ngừa, điều trị cũng như giảm đau thoái hóa khớp hiệu quả nhất.
Như đã phân tích ở trên, dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe hệ xương khớp.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên ăn gì để giúp hạn chế tối đa các bệnh lý về khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp thì tham khảo những loại thực phẩm dưới đây:
Không chỉ có lợi cho xương khớp, trái cây và rau củ là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho sức khỏe của tất cả chúng ta.
Trong rau củ quả chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm hiệu quả, thế nên người bị thoái hóa khớp nên tăng cường nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Thêm vào đó, rau quả còn là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn và giảm cơn thèm ăn, từ đó hỗ trợ việc giảm cân của bạn diễn ra thuận lợi hơn.
Và những loại trái cây và rau quả đặc biệt giàu chất chống oxy hóa chống viêm là trái cây mọng nước, trái cây có múi, đu đủ, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, bí ngô và khoai lang…
Trái cây và rau củ bạn có thể ăn mỗi ngày với lượng tương đương một chén (bát) đầy (ví dụ: một củ khoai tây trung bình, một quả cà chua lớn, một trái bắp to).
Nhưng cần thay đổi loại trái cây và rau củ cho từng bữa ăn để kích thích vị giác và không bị “ngán”.
Axit béo Omega - 3 được khuyến khích sử dụng bởi chất béo không bão hòa này có thể giúp trung hòa tình trạng viêm trong cơ thể.
Và cá hồi chính là thực phẩm chứa hàm lượng Omega – 3 phong phú nhất. Duy trì chế độ ăn giàu axit béo Omega - 3, bạn sẽ nhận thấy khớp bớt đau và căng cứng rõ rệt vào mỗi buổi sáng.
Lưu ý: Cá hồi nuôi có thể tồn dư kháng sinh gây hại cho cơ thể, thế nên tốt hơn hết, bạn hãy lựa chọn cá hồi thiên nhiên cho bữa ăn của mình nhé! Để phân biệt được đâu là cá hồi thiên nhiên, đâu là cá hồi nuôi? các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Cá hồi tự nhiên có màu đỏ cam tươi còn cá hồi nuôi có màu nhạt hơn.
Cá hồi tự nhiên có thớ mỡ màu trắng nạc và nhỏ li ti còn cá hồi nuôi có thớ mỡ trắng đục và khá to.
Cá hồi tự nhiên khi ăn có vị ngọt thơm không tanh như cá hồi nuôi.
Chỉ tiêu cho người viêm khớp là hai phần cá hồi khoảng 85g – 1 lạng (3 – 4 ounce) mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp tăng lượng axit béo Omega – 3 cho cơ thể.
Oleocanthal – Hoạt chất được tìm thấy trong dầu ô liu có khả năng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Chính vì lẽ đó, không cần đắn đo, thêm liền dầu ô liu vào tủ đồ ăn nếu bạn đang tìm hiểu về thực phẩm nên ăn khi bị bệnh thoái hóa khớp gối.
Nếu bị viêm sưng khớp hoặc thoái hóa khớp bạn nên dùng dầu ô liu thay thế hoàn toàn cho dầu thường. Vậy nên, mỗi bữa ăn, bạn có thể sử dụng một lượng vừa phải để chiên xào và nấu các món yêu thích.
Muốn món ăn thơm ngon và đượm vị hơn chắc chắn không thể thiếu hành và tỏi được phải không nào? Và thật tuyệt vời khi cả 2 loại gia vị quen thuộc này đều chứa Diallyl Disulfide - Một hợp chất có tính năng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp. Còn chần chừ gì nữa, ướp hương món ăn của bạn bằng hành tỏi phi để bữa cơm thêm ngon lành và giảm đau xương khớp.
Tỏi và hành là gia vị nêm nếm cho món ăn thơm ngon hơn. Vậy nên, bất kỳ món ăn nào cần hành và tỏi, bạn đều có thể sử dụng nhé! Nhưng mỗi ngày, một người chỉ nên dùng 3 - 4 tép tỏi (tương đương 4g tỏi) và 1 củ hành ( tương đương 4 - 5g hành).
Chất xơ trong đậu giúp giảm mức độ Protein C Reactive (CRP) - Đây được xem là chất chỉ điểm cho phản ứng gây viêm trong cơ thể. Khi lượng CRP giảm xuống sẽ đồng nghĩa với chỉ số viêm ở các bộ phận cơ thể đang ở mức thấp. Vậy nên, ăn các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh… sẽ góp phần kiểm soát viêm khớp hữu hiệu.
Chúng ta chỉ nên ăn đậu 2 - 3 lần/ 1 tuần với lượng 100g là đủ. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn chè đậu bởi món ăn này quá ngọt.
Đậu nành ít chất béo, giàu Protein và chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch và hệ xương khớp. Nếu không thích ăn cá thì đậu nành luộc hoặc đậu hũ chính là “sự thay thế hoàn hảo” giúp cơ thể bạn đảm bảo lượng axit béo Omega – 3 thiết yếu.
Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 lần các món làm từ đậu nành là đủ. Nếu trong tuần, bạn không ăn đủ lượng cá thì có thể tăng khẩu phần đậu nành lên để duy trì đủ Omega – 3.
Quả óc chó và hạnh nhân chứa chất béo đơn thể lành mạnh, có thể giúp chống viêm. Cùng với đó, các loại hạt này cũng chứa nhiều Magiê – Nguyên tố vi lượng giúp xương khớp chắc khỏe.
Bác sĩ khuyên chúng ta chỉ nên ăn 6 - 7 quả óc chó hoặc hạnh nhân mỗi ngày là đủ. Bạn nhất định không được ăn vượt quá 9 quả óc chó một ngày đâu nhé! Bởi hàm lượng chất béo và calo trong loại hạt này rất cao không tốt cho xương khớp.
“Dinh dưỡng” giống như con dao 2 lưỡi vậy – Có thực phẩm tốt cho xương khớp thì ắt hẳn sẽ có thực phẩm gây hại cho xương khớp và đó là:
Thực phẩm giàu đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan… có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi.
Ăn đồ nhiều đường khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
Thật khó để ngay lập tức từ chối sự hấp dẫn từ những miếng bánh ngọt ngào, nhưng để bảo vệ xương khớp chắc khỏe, bạn nên thay đổi dần thói quen ăn đồ nhiều đường của mình. Bạn hãy thay thế đường bằng vị ngọt tự nhiên, chẳng hạn sirô trái cây hoặc mật ong – Chúng sẽ giúp xoa dịu cơn thèm ngọt của bạn mà không phát sinh các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Muối là gia vị chính trong mỗi bữa ăn, thế nhưng hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước. Vậy nên, muối chính là thực phẩm tiếp theo trong danh sách thoai hoa khop goi khong nen an gi mà bạn cần hết sức lưu tâm.
Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 6gram muối/ 1 ngày tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối ít hơn lượng này sẽ tốt hơn.
Để cắt giảm hàm lượng natri hàng ngày, bạn có thể thay thế muối bằng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị mới này vừa giúp thức ăn thơm ngon vừa kiểm soát lượng natri thiết yếu cho mọi hoạt động sống.
Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra rằng: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Ăn nhiều đồ chiên tăng nguy cơ viêm khớp gối
Những loại dầu thường dùng để chiên đồ ăn có thể làm gia tăng Cholesterol trong cơ thể. Trong khi đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học FASEB cho biết: Hàm lượng Cholesterol cao có thể dẫn đến viêm khớp do các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần.
Do đó, dù thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì đi nữa thì nhất định bạn nên hạn chế tối đa đồ chiên. Chúng ta có thể dùng dầu thực vật như dầu oliu và bơ thực vật để thay thế cho dầu ăn thông thường khi chế biến các món chiên xào sẽ giúp giảm cholesterol rất hiệu quả. Tóm lại, khi bị thoái hóa khớp thì món canh, luộc, hấp nên được ưu tiên hơn các món chiên và xào.
Sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa động vật “đánh thức” phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu làm tăng cảm giác đau ở những người đang bị đau xương khớp. Hơn thế nữa, nhóm thực phẩm này còn gây tăng huyết áp, tích mỡ trong máu và tiểu đường Type 2.
Tuy nhiên, trước khi đổi sữa động vật bằng một loại sữa nào khác, các bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm mình chọn có chứa Carrageenan hay không? Nếu có thì nên hạn chế dùng bởi vì chất phụ gia thường được dùng cho các chế phẩm bơ sữa này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm suy yếu sức khỏe đường ruột.
Không phải chất béo không bão hòa nào cũng tốt cho hệ xương khớp đâu các bạn nhé! Một công bố của Trường Y Harvard cho hay, Omega – 6 có thể làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể và khiến cơn đau khớp nặng hơn. Vì vậy, các bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega - 6 như lòng đỏ trứng và thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa...
Các sản phẩm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói cũng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể thổi bùng lên cơn đau viêm khớp. Để giảm thiểu cơn đau do bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp gây ra, các bạn nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho thực phẩm chế biến từ bột tinh chế. Tuy nhiên, hãy nhớ loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt chứa chất Gluten vì phụ gia này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình viêm khớp bạn nhé!
Sử dụng thuốc lá và rượu bia tác động tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe, trong đó có các vấn đề bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nếu hút thuốc, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp, còn nếu bạn uống rượu thì nguy cơ mắc bệnh gút cao vô cùng cao.
Trong nhóm “viêm khớp gối nên kiêng gì” thì chỉ duy nhất thuốc lá và rượu được khuyến cáo nên bỏ hẳn. Những chất kích thích độc hại này không chỉ làm cho tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn mà còn là tác nhân phá hủy nhiều bộ phận khác của cơ thể. Còn những thực phẩm khác, bạn vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ khi quá thèm.
Những quan điểm đúng - sai về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm khớp
Tìm kiếm thông tin trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp những luồng ý kiến trái chiều về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm thoái hóa khớp. Đúng sai như thế nào, các bạn hãy cùng Fuji Luxury phân tích thông qua một số loại thực phẩm cụ thể.
Nhiều người băn khoăn không biết bị đau khớp có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là bị viêm khớp, gút hay thoái hóa khớp vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng không nên ăn da gà mà chỉ nên ăn phần thịt nạc ở ức và đùi. Bên cạnh đó, người mắc bệnh về khớp ăn thịt gà luộc hoặc thịt gà hấp là tốt nhất và mỗi ngày không ăn quá 150mg.
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England đã phát hiện ra những người đàn ông có chế độ ăn nhiều thịt và hải sản có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn những người tiêu thụ ít hải sản và thịt. Tuy nhiên, có một số hải sản thực sự tốt cho viêm khớp như cá hồi, cá ngừ và cá mòi bởi chúng chứa hàm lượng axit béo Omega - 3 cao giúp làm giảm sản xuất một số hóa chất gây viêm, đồng thời Vitamin D trong các loại cá này có thể làm giảm sưng khớp và đau khớp.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm đau và giảm viêm thoái hóa khớp. Bên cạnh thực đơn ăn uống phù hợp, bạn nên tích cực vận động nhẹ nhàng kết hợp với việc lựa chọn sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt giúp tái tạo giảm đau và sụn khớp đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.
Giờ thì bạn đã biết thoái hóa khớp nên ăn gì nên kiêng gì rồi phải không nào? Hãy bắt tay chuẩn chị những món ăn ngon và tốt cho xương khớp từ những thực phẩm này ngay thôi nào!
Tập thể dục và ngồi ghế massage hàng ngày cũng là một cách bạn nên tham khảo để tốt cho hệ xương khớp và giảm tình trạng thoái hóa khớp ở tất cả mọi lứa tuổi
Để nhận tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ 0961 639 888. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại website: www.fujiluxury.vn.