Fuji Luxury Group
Khô khớp là bệnh gì? Chữa trị như thế nào

Khô khớp là bệnh gì? Chữa trị như thế nào

Thứ 3, 10/07/2018, 00:51 GMT+7

Khô khớp là bệnh gì? Chữa trị như thế nào, đừng coi thường căn bệnh tưởng như đơn giản nhưng chiếm tới 30% số ca mắc bệnh về xương khớp này.

 

Tham khảo thêm:

Khô khớp là bệnh gì

Khớp là nơi kết nối giữa hai hay nhiều xương với nhau, có tác dụng nâng đỡ cơ học và tạo nên cấu trúc chuyển động của cơ thể.

Cấu tạo của khớp có 2 thành phần quan trọng là dịch khớp và sụn khớp.

Dịch khớp được tiết ra xung quanh các khớp bởi màng hoạt dịch, chịu trách nhiệm bôi trơn để các cử động diễn ra trơn tru an toàn. Sụn khớp bao lấy đầu xương, không để các xương va chạm với nhau.

Khô khớp chiếm tới 30% tổng số ca mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam.

Khi lượng dịch khớp tiết ra suy giảm và lớp sụn mỏng đi hoặc bị tổn thương sẽ dẫn đến khô khớp.

Mỗi cử động đều tạo ra tiếng động lạo xạo hay lục cục. Một vài trường hợp khô khớp còn đi kèm các triệu chứng như đau, tấy, sưng đỏ,…

Để lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh viêm khớp nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây khô khớp

Lão hóa : Khô khớp là căn bệnh phổ biến ở tuổi trung niên và tuổi già bởi lão hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh.

Các sụn khớp bị bào mòn, ngại vận động hoặc ít vận động lại càng khiến dịch khớp không tiết ra đều đặn gây ra sự va chạm của các xương khi cử động.

Lão hóa do tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khô khớp.

Ở tuổi thanh thiếu niên nếu mắc khô khớp thì đó là do sự phát triển không đồng đều của cơ, gân, dây chằng, xương gây lên.

Làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế trong suốt một thời gian dài.

Tập luyện thể dục thể thao với cường độ mạnh và liên tục. Nhất là các vận động viên điền kinh.

Các vận động viên tập luyện cường độ quá mạnh dẫn đến chấn thương, khô khớp.

Di chứng của các bệnh lý khác như : Viêm khớp, vảy nến, thống phong, béo phì.

Mới gặp các chấn thương liên quan đến xương khớp.

Điều trị và phòng ngừa khô khớp như thế nào

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị chống thoái hóa kịp thời.
  • Bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy tiết dịch khớp bằng các thực phẩm giàu vitamin D, nguyên tố Kali, Canxi như hải sản, trái cây, sữa, rau xanh,…
  • Bổ sung các nguyên tố kích thích tiết dịch khớp.

    Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc, bỏ các thói quen các tư thế sai làm tổn thương đến khớp. Nhất là ngồi cong vẹo, ngồi xổm, chạy nhảy quá nhanh, quá mạnh,…

  • Loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn, các chất kích thích.
  • Massage cho các vùng khớp thường xuyên, đặc biệt là khớp gối. Có thể massage bằng tay hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ như ghế massage toàn thân, bắt đầu từ bài tập cơ bản rồi mới đến nâng cao.

Massage cho các vùng khớp thường xuyên.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Mọi câu hỏi vui lòng liên hệ hotline 0961 639 888 hoặc 0911 446 447 để nhận tư vấn miễn phí.

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác