Tham khảo thêm :
Giấc ngủ có một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng có một giấc ngủ ngon, một giấc ngủ đạt chuẩn để lấy lại năng lượng cho các hoạt động tiếp theo. Tình trạng mất ngủ và các biến chứng liên quan ngày càng nhiều, gây ra nhiều bệnh lý và hệ lụy nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế có không ít người ngủ đủ thời gian trung bình vẫn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi khi thức dậy, khó tập trung làm việc. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân khiến ngủ ít vẫn tỉnh táo và ngủ nhiều lại lơ mơ.
Giấc ngủ ngon giúp cơ thể sảng khoái và phòng tránh bệnh tật.
Một giấc ngủ đạt chuẩn thường kéo dài 5 – 6 chu kỳ, tốt nhất là 5 chu kỳ thôi, mỗi chu kỳ là 90 phút, thời gian chuyển giao giữa các chu kỳ là 15 phút. Giai đoạn 1 là giai đoạn chưa ngủ sâu tiến tới giai đoạn 4 là ngủ sâu nhất và giai đoạn 5 thường hay mơ màng mê man. Nếu bạn thức giấc vào đúng giai đoạn 4, sẽ rất khó để dậy và thường rơi vào mệt mỏi lờ đờ đau đầu. Khi kết thúc chu kỳ 5, cơ thể quay trở lại chu kỳ 1 để tiếp tục vòng tuần hoàn mới. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao ngủ sớm mà dậy vẫn mệt, vì khi ngủ quá sớm có thể bạn sẽ thức dậy vào giữa chu kỳ 4.
Một giấc ngủ thường có 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút.
Vậy nguyên tắc then chốt để ngủ dậy không cảm thấy mệt mỏi đó là thức dậy ở giai đoạn chuyển tiếp giữa hai chu kỳ. Tốt nhất là giai đoạn chuyển từ chu kỳ 4 sang chu kỳ 5 hoặc từ chu kỳ 5 sang chu kỳ 1 của vòng tuần hoàn tiếp theo. Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu chính xác và đưa ra một số mốc thời gian lý tưởng cho việc ngủ như sau:
Để cảm thấy tỉnh táo nhất, bạn có thể ngủ trong 9h14 hoặc 7h44 hoặc 6h14 hoặc 4h44.
Nếu muốn thức dậy tỉnh táo lúc 6h sáng thì bạn phải lên giường đi ngủ lúc 20h46 hoặc 22h16 hoặc 23h46 hoặc 1h16.
Nếu muốn thức dậy tỉnh táo lúc 7h sáng thì bạn phải lên giường đi ngủ lúc 21h46, 23h16, 00h46 hoặc 2h16.
Hãy ghi nhớ nguyên tắc then chốt để ngủ dậy không cảm thấy mệt mỏi này nhé.