Cùng tìm hiểu tất tần tật về bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa!
Tham khảo thêm:
1. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì
Thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng, là một trong những bệnh lý liên quan đến thoái hóa hệ thống xương cột sống rất phổ biến hiện nay.
Có thể hiểu nôm na, cấu tạo của cột sống cổ bao gồm: 7 đốt sống từ C1 đến C7, đĩa đệm, cơ, gân, dây chằng, dịch khớp, màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn.
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi bề mặt sụn khớp bị tổn thương, xương dưới sụn phát triển không đồng đều hình thành các vùng xương đặc rỗng khác nhau chèn ép rễ dây thần kinh.
Từ đó gây ra các cơn mỏi, đau, tê vùng sau gáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể liên lụy đến các hệ cơ quan khác.
Cấu tạo của cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7.
2. Triệu chứng nhận biết
Tùy vào giai đoạn phát bệnh mà có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên một số biểu hiện phổ biến của bệnh có thể kể đến:
- Đau ở các vùng: cổ, bả vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay. Cơn đau bắt đầu từ cổ rồi làn dần đến toàn bộ. Ngay cả khi nghỉ ngơi cũng cảm thấy đau buốt khó chịu.
- Cứng cổ, khó cử động, đau nhiều khi cúi xuống.
- Đau gáy, đau vai đặc biệt khi nằm ngủ rất khó khăn khi trở mình, xoay người.
- Cánh tay nặng và tê, mất cảm giác mềm mại, khéo léo. Nhiều trường hợp nặng còn có thể bị liệt.
- Đau đầu không rõ nguyên nhân do thiếu máu lên não, các mạch máu kém lưu thông, bị tắc nghẽn.
Đau vùng cổ, gáy rồi lan dần xuống bả vai, cánh tay là triệu chứng dễ nhận biết nhất của thoái hóa đốt sống cổ.
Một số triệu chứng ít gặp khác :
- Chóng mặt, mất thăng bằng
- Nấc cụt, ngáp chảy nước mắt
- Đi tiểu không kiểm soát
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi tác và tính chất công việc:
- Thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu rơi vào lứa tuổi trên 50, khi mà cơ thể lão hóa dần theo quy luật tự nhiên, dịch khớp tiết ít, loãng xương, sụn bị bong tróc bào mòn,…
- Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng cao do tính chất công việc hàng ngày, hoặc là quá ít vận động, ngồi trước máy tính nhiều hoặc là phải lao động quá nặng. Đặc biệt là các công việc đòi hỏi phải ngẩng cổ, ngước lên liên tục, mang vác nặng trên vai.
- Sinh hoạt sai tư thế, nhất là khi ngủ gối đầu quá cao, gối quá cứng, chỉ nằm nghiêng một vài tư thế co quắp, không đổi tư thế,…
- Yếu tố di truyền cũng có nhưng chỉ là phần nhỏ. Ví dụ như loãng xương, giòn xương,…
- Gặp các chấn thương ở cổ.
Nguyên nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ.
4. Ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ
- Không ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, không ngồi nhiều, nên ngồi đúng tư thế, nên đi lại, vận động chân tay.
Không ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, không ngồi nhiều, nên ngồi đúng tư thế.
.
- Không làm việc nặng ngọc liên tục và quá sức, phải phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi vui chơi, đọc sách, xem phim, hay làm bất cứ việc gì nên tránh cúi đầu quá lâu hoặc thường xuyên. Khi cảm thấy mỏi không tự ý vặn vẹo hay xoa bóp mạnh có thể gây tổn thương hơn.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giàu các nguyên tố tốt cho xương như vitamin D, Kali, Magie, Canxi,…
Bổ sung các nguyên tố tốt cho xương như vitamin D, Kali, Magie, Canxi,…
- Khi có triệu chứng ban đầu của bệnh nên đi khám bác sỹ để kịp thời xử lý, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn
>>> Cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài ra việc sử dụng ghế massage toàn thân cũng là một trong những phương pháp được bác sỹ khuyên dùng để hạn chế nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Tìm hiểu thêm các sản phẩm ghế massage mới nhất tại Fanpage Fuji Luxury : https://www.facebook.com/GheMassageFuji/