Fuji Luxury Group
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thứ 3, 09/06/2020, 23:22 GMT+7

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Xem thêm: 

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối đến từ nhiều yếu tố: tuổi tác, di truyền, chuyển hóa và chấn thương…

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lện đến 80%.

Thoái hóa khớp thường tăng theo độ tuổi.

Ở độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6% ở nam, 4,9% ở nữ. Đến độ tuổi 27- 45, tỉ lệ này lại tăng với 18,6% ở nam và 9,3% ở nữ .

Đến độ tuổi 46 – 60 tỉ lệ thoái hóa khớp gối tăng lên đến là 50%.

Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Thoái hóa khớp gối thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.
  • Cân nặng - công viêc: Bên cạnh đó, cân nặng và công việc cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Bởi khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể. Và đặc biệt thói quen sinh hoạt, những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp rối thoái hóa nhanh hơn.
  • Chấn thương: do va chạm, ngã… do tai nạn là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

Khi cơ thể bị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bị thoái hóa khớp gối cảm nhận được. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.
  • Cứng khớp: Triệu chứng tiếp theo mà người bệnh nhận thấy khi thức dậy là cứng cơ khớp đầu gối, người bệnh không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.
  • Sưng tấy, khó vận động: Thoái hóa khớp gối còn có biệu hiện đầu gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi vì vậy vận động, đi lại khó khăn.
  • Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng: Đây là dấu hiện viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, lúc này sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cần có biện pháp ngay.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối

Người mới bị thoái hóa khớp gối nên làm gì? Trả lời câu hỏi này, theo các chuyên gia, ở giai đoạn sớm người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được ưu tiên khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng, vận động.

Phương pháp không dùng thuốc

Người mới bị thoái hóa khớp gối nên làm gì? Trả lời câu hỏi này, theo các chuyên gia, ở giai đoạn sớm người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được ưu tiên khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng, vận động.

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối làm giảm đau, chống viêm.

Vật lý trị liệu có thể được áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác (thuốc).

Các kỹ thuật của vật lý trị liệu có thể kể đến hiện nay như sau: chiếu hồng ngoại, chườm nóng; luyện tập cơ, khớp, cố định khớp gối bị biến dạng, xoa bóp, co - gập, kéo căng, vận động khớp (đi bộ, bước lên cầu thang, đi xe đạp), kỹ thuật tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF)…

Người bệnh chỉ được áp dụng vật lý trị liệu khi không có các biểu hiện sưng đau, viêm,... đồng thời cần có sự theo dõi của người có chuyên môn, tránh trường hợp tự ý tập luyện, trong quá trình viêm đau, sai phương pháp,... dẫn đến tổn thương, biến dạng khớp.

Dùng thuốc Tây

Việc dùng thuốc Tây trong khắc phục thoái hóa khớp gối cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc khắc phục thoái hóa khớp gối hiện nay chủ yếu hỗ trợ giảm đau, kháng viêm.

Những loại thuốc này có nhiều hình thức sử dụng tùy tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phổ biến nhất là dùng qua đường uống, một số khác dùng bôi, dán tại chỗ vào vị trí đau hoặc được bác sĩ tiêm trực tiếp vào ổ khớp.

Nhiều người khi bị đau gối thường tự ý mua thuốc tại nhà thuốc mà không thông qua chỉ định của bác sĩ hoặc uống viên hoàn có chứa thuốc chống viêm mà không biết.

Theo các chuyên gia, điều này hết sức nguy hiểm, vì những sản phẩm này nếu dùng lâu dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ, trong đó có viêm loét dạ dày, rối loạn nội tiết, loãng xương...

Phẫu thuật

Với những trường hợp thoái hóa khớp nặng, không thể can thiệp bằng các biện pháp thông thường như: khớp biến dạng, cứng khớp không thể cử động, thoái hóa khớp gối có kèm viêm bao hoạt dịch,... người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật.

Có những phương pháp phẫu thuật khớp gối như: Phẫu thuật nội soi làm sạch, Phẫu thuật ghép tế bào sụn tự thân; Phẫu thuật ghép xương sụn; Phẫu thuật đục sửa xương trục.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị tổn thương khớp gối không thể hồi phục sẽ được chỉ định thay khớp nhân tạo.

Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt với đối tượng là bệnh nhân lớn tuổi.

Ngồi ghế massage hàng ngày

Chỉ với 15 phút mỗi ngày với ghế massage Fuji Luxury, đây là phương pháp phòng ngừa và chữa trị các bệnh về xương khớp, đồng thời các bài tập tự động của ghế massage cũng mang lại cho bạn một cơ thể thoải mái sau một ngày làm việc, giảm các hiện tượng về cứng cơ, tăng tuần hoàn máu, tăng khả năng trao đổi chất.....

Để nhận tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ 0961 639 888. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại website: www.fujiluxury.vn.

Các tin khác

15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác 
11/04/2024
Hít thở sâu bị đau sườn phải là bệnh gì? Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích không chỉ hít thở sâu bị đau lưng phải, mà còn có thể bị mệt mỏi, 
10/04/2024
Triệu chứng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái có thể cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu trong bài viết sau và trang bị ...
08/04/2024
Khi đau lưng dưới bên phải gần mông chỉ ở mức khởi phát trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm đá là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên
05/04/2024
Các bà mẹ thường bị đau lưng dưới gần mông sau sinh cúi người, khi bế em bé, khi cố nâng em bé lên cao hoặc chỉ đơn giản là khi đi bộ. Thông thường, b