Tổng hợp kiến thức tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm, về các biến chứng nguy hiểm và cách phòng trị kịp thời.
Đĩa đệm là phần nằm ở khe giữa hai đốt sống, có tính đàn hồi nên được coi như bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương khi cơ thể hoạt động. Trong đĩa đệm có lớp nhân nhày nằm ở trung tâm (nhân tủy), khi một đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, lớp nhân này sẽ thoát vào ống sống, chèn ép rễ dây thần kinh từ đó gây đau cột sống và nhiều hệ lụy khác. Đây được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm gây ra cơn đau rõ ràng nhất ở cột sống và các rễ dây thần kinh, cơn đau và các triệu chứng tê nhức toàn diện từ vùng vai gáy đến thắt lưng đến mông đùi và cả cánh tay cũng như hai chân. Cơn đau có thể âm ỉ nhiều ngày, thậm chí hàng tháng trời và đau dữ dội hơn khi cơ thể làm việc. Một số dấu hiệu đau đặc trưng khác tùy vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương, như:
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đau nhiều vùng vai gáy, lan xuống hai cánh tay và bàn tay. Làm bàn tay khó cử động, các ngón tay dần mất cảm giác ngay cả với các việc thường ngày. Bàn tay càng cử động nhiều cơn đau càng tăng lên.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng: Đau nhiều vùng thắt lưng, hông và chân. Đau tăng lên khi nằm nghiêng, khi ho, và khi đại tiện. Cơn đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực. Người bệnh sẽ khó thực hiện các cử động liên quan đến cột sống như ưỡn ngực, cúi thấp, đứng thẳng,… Nặng nhất là phải nằm một chỗ đợi cơn đau thuyên giảm và liệt nửa thân dưới.
Tại Việt Nam hiện nay có 30% dân số trong độ tuổi lao động từ 20 – 55 mắc thoát vị đĩa đệm, hơn 17% người cao tuổi trên 60 mắc bệnh.
Bệnh gây ra nhiều biến chứng xương khớp khó lường khác, tiêu tốn rất nhiều chi phí chữa trị và làm giảm đáng kể khả năng lao động. Một số nguyên nhân chủ yếu của bệnh đó là:
Làm việc và vận động sai tư thế, quá sức đối với cơ thể, hoặc đột ngột thay đổi tư thế khiến cột sống bị chấn thương.
Điển hình như việc bê vác vật nặng, thay vì ngồi xuống bê và từ từ đứng dậy thì nhiều người lại quen cúi xuống và ngay lập tức nhấc lên.
Hoặc lực lượng lao động văn phòng thường xuyên ngồi làm việc không thẳng lưng khiến cột sống cong vẹo.
Vận động viên tập luyện quá sức hoặc không đúng quy trình.
Khi các rễ dây thần kinh bị tổn thương thì cơn đau xuất hiện nhiều và khả năng vận động cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Ngay cả các vận động cơ bản như xoay cổ, ngoái cổ, cúi người, vặn mình.
Đặc biệt ở các chi sẽ xảy ra tình trạng tê bì mất đi cảm giác chân thực và sự khéo léo, cánh tay khó gập duỗi, ngón tay khó cầm nắm, bàn chân khó nhấc lên.
Thoát vị đĩa đệm làm hạn chế khả năng vận động.
Tổn thương các rễ dây thần kinh vùng thắt lưng dẫn đến rối loạn cơ tròn, xuất hiện hiện tượng đi vệ sinh không kiểm soát, lúc thì khó đi tiểu lúc thì nước tiểu tự chảy ra dầm dề hoặc rỉ từng chút một.
Việc các dây thần kinh bị tổn thương và hệ thống xương cột sống chèn ép mạch máu gây cản trở lưu thông, các chi không được cung cấp đủ dinh dưỡng một cách kịp thời. Lâu dần các chi dần teo lại và người bệnh mất khả năng vận động.
Có thể là liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, người bệnh chỉ có thể nằm tại chỗ cả đời. Không những khiến cơ thể yếu đi mà bản thân cũng không còn tâm trạng vui tươi thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
Bại liệt là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm.
Nghĩa là đau dây thần kinh nhưng ngắt quãng, cứ đi được một đoạn bệnh nhân lại phải dừng lại vì cơn đau hành hạ rồi mới có thể đi tiếp. Khi cơn đau lên tới đỉnh điểm buộc phải nằm nghỉ ngơi hẳn.
Ngoài ra một số biến chứng thường gặp như rối loạn cảm giác lúc nóng lúc lạnh thất thường, gây nên các bệnh xương khớp khác….
Tham khảo thêm:
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân không còn cách nào khác là tự phòng bệnh từ sớm, ngay từ những sinh hoạt thường ngày.
Thứ nhất, là lưu ý chế độ vận động, luôn làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế, vừa sức và không quá nóng vội.
Đặc biệt là khi phải mang, vác, bê, đỡ các vật nặng. Duy trì chế độ vận động đều đặn, không ngồi nhiều hay nằm nhiều.
Thứ hai, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng.
Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Omega 3, canxi, kali, photpho,magie…, hạn chế thực phẩm nhiều chất độc hại như đồ cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ…. Tăng cường sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, cá biển, hoa quả.
Ăn ít nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hay đồ nhiều chất béo. Ít sử dụng rượu, bia, đồ có cồn khác và chất kích thích.
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách.
Thứ 3, thường xuyên áp dụng thêm các phương pháp nâng cao sức khỏe xương khớp như thể dục thể thao, massage toàn thân bằng máy massage. Ví dụ như cách ngồi ghế massage trị thoát vị đĩa đệm hàng ngày có thể phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp hiệu quả. Các thủ thuật massage đều cho xương khớp được nghỉ ngơi, giải phóng các căng cứng mệt mỏi, chống tắc nghẽn mạch máu, tăng cường sự dẻo dai.
Ghế massage giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm.
Chúc các bạn luôn phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn miễn phí vui lòng gọi 0961 639 888.