Trong y học cổ truyền, cây sung với các bộ phận như quả, lá, vỏ, nhựa và rễ được biết đến với những công dụng đa dạng trong việc chữa trị bách bệnh. Bài viết này của FUJILUX sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tác dụng của vỏ cây sung và cách sử dụng hiệu quả nhất.
Cây sung, một loại thực vật đặc biệt không ra hoa nhưng lại đậu quả trực tiếp, từ xưa đã được mệnh danh là "vô hoa quả". Quả sung, với các tên gọi khác như "thiên sinh tử", "phẩm tiên quả", nổi tiếng với hương vị ngọt ngào, hơi chát, mang tính mát. Nó được ứng dụng rộng rãi trong việc thông huyết, chỉ thống, lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu viêm và bổ máu. Nhựa và lá sung cùng với vỏ cây sung cũng đều có vô số công dụng trong điều trị bệnh.
Vỏ cây sung chữa được khá nhiều bệnh, dưới đây là 5 loại bệnh có thể hỗ trợ điều trị từ vỏ cây sung:
Trị chốc, lở đầu ở trẻ em: Dùng vỏ sung tươi (50g), sài đất tươi (50g), lá trầu không (30g), bồ kết (20g) sắc nước gội. Sử dụng một lần mỗi ngày để loại bỏ nấm đầu, chốc đầu ở trẻ em.
Trị tắc tia sữa, viêm tuyến vú: Dùng vỏ sung tươi (20g), cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, lá bồ công anh tươi (20g), lá cây phù dung tươi(20g). Sau đó thêm ít muối ăn, giã nát, đắp vào nơi sưng đau (Ngày thay 2 lần thuốc). Lưu ý, nếu đã hóa mủ thì không dùng phương pháp này.
Tắm vỏ cây sung điều trị bệnh thủy đậu: Dùng 2 lượng vỏ sung khoảng 2 bàn tay. Cạo thật sạch lớp vỏ cứng bên ngoài. Đập dập cho vào nồi nước nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì sử dụng nước đó để tắm. Chỉ cần sử dụng 3-5 ngày là thấy được có kết quả rõ rệt. Làn da sẽ nhẵn nhụi không hề để lại tý sẹo nào.
Trị sốt rét, phong tê thấp: Dùng 20g vỏ cây sung, 20g cây vú bò. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, tẩm mật ong, sau đó sao vàng. Cả 2 đem sắc uống (ngày uống 1 than, uống trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ, uống liền 2 - 3 tuần lễ)
Trị viêm loét và trào ngược dạ dày: Các dưỡng chất từ thân cây sung có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên được ứng dụng linh hoạt. Cách dùng khá đơn giản, sử dụng vỏ tươi cây sung tươi, sau đó cạo sạch lớp đen bên ngoài và vệ sinh lại nhiều lần với nước. Kế tiếp, dùng dao thái vỏ cây sung thành lát nhỏ và mang đi phơi khô. Và cuối cùng đem sắc cùng với nước lọc để uống (ngày 2 lần, sáng và tối).
Tắm vỏ cây sung là một phương pháp truyền thống và tự nhiên được sử dụng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dưới đây là một số tác dụng có thể được liên kết với việc tắm vỏ cây sung:
Dưỡng ẩm da: Tắm vỏ cây sung có thể giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm cho da mềm mịn hơn và giảm thiểu tình trạng khô da, đồng thời tăng cường khả năng tái tạo tế bào da hiệu quả.
Thu nhỏ lỗ chân lông: Các hợp chất trong vỏ cây sung có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông và làm giảm tình trạng mụn trứng cá hoặc da dầu.
Giảm viêm và sưng: Tắm vỏ cây sung có thể có tác dụng làm dịu tức thì viêm nhiễm và sưng do các loại bệnh da hoặc tác động từ môi trường.
Thư giãn và giảm căng thẳng: Tắm hoặc ngâm chân trong nước vỏ cây sung có thể giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Tăng cường tuần hoàn máu: Việc ngâm mình trong nước chứa vỏ cây sung có thể kích thích tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và oix cho cơ thể.
***Lưu ý: Trước khi tắm vỏ cây sung, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm sạch và loại bỏ bụi bẩn và nhựa cây triệt để.
Với bài viết trên mà FUJILUX đã tổng hợp, Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về các ứng dụng của vỏ cây sung trong việc chữa trị bệnh. Giải đáp hoàn toàn câu hỏi “vỏ cây sung chữa bệnh gì” trong cuộc sống hàng ngày. Chúc bạn sức khỏe và thành công!