Fuji Luxury Group
Cách xử lý căng cứng cơ hiệu quả trong 5 phút

Cách xử lý căng cứng cơ hiệu quả trong 5 phút

Thứ 4, 18/07/2018, 23:06 GMT+7

Bạn sẽ mắc sai lầm lớn khi nghĩ rằng hiện tượng chuột rút, căng cứng cơ xảy ra hằng ngày là không nguy hiểm. Thực tế, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người gặp phải như: rối loạn trong cơ, teo cơ chân, rối loạn điện giải,... Theo lời khuyên từ các chuyên gia, việc áp dụng những chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn xử lý căng cứng cơ hiệu quả trong 5 phút, thoát khỏi tình trạng đau đơn này một cách dễ dàng. Cùng FUJILUX tìm hiểu ngay nhé.

Tham khảo thêm:

1. Các vị trí căng cứng cơ thường gặp 

Trong các hoạt động hàng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề về cơ bắp như mỏi cơ, căng cứng cơ, vỡ cơ. Có 2 vị trí thường xuyên bị căng cứng cơ mà người bệnh cần phải chú ý bao gồm: 

  • Căng cứng cổ vai gáy: Nguyên nhân dẫn đến căng cứng cơ ở vị trí này là do ngồi làm việc trên máy tính, điện thoại quá lâu và không đi chuyển. 

  • Căng cứng cơ bắp chân: Đây là phần cơ bắp thường xuyên bị nhức mỏi nhất vì nó xuất hiện khi phải đứng hoặc ngồi quá lâu, không di chuyển. Nguyên nhân khác là do vận động phần chân quá sức như: chạy đường dài, tập luyện cường độ cao, …

2. Những điều cần biết về căng cơ vai và căng cơ bắp chân

Căng cơ vai hay căng cơ bắp chân là tình trạng các cơ bắp trở nên căng thẳng và nhức mỏi. Dưới đây là những thông tin về căng cứng cơ cũng như giải pháp khắc phục có thể giúp ích được cho bạn. 

2.1. Biểu hiện ban đầu của căng cứng cơ 

Các cơn đau do bị căng cơ bắp chân khi ngủ hoặc căng cơ vai thường xuất hiện đột ngột, ban đầu người bệnh sẽ gặp phải một số tình trạng như sau:

  • Khó vận động: Gặp khó khăn trong việc kiễng nhân hoặc di chuyển vùng cổ chân cũng như các khớp đầu gối, hoặc cử động khớp vai. Cơn đau thường xuất hiện kèm theo cảm giác nóng rát, đau buốt vùng bắp chân. 

  • Sưng tấy vùng cơ bắp: Phần cơ bắp ở chân và vai xuất hiện tình trạng bầm tím hoặc sưng tấy đỏ. Khi ấn hoặc chạm vào các vùng này thì ngay lập tực xuất hiện cảm giác đau đớn, rất khó chịu.

  • Ê ẩm và nhức mỏi: Ở mức độ nhẹ hơn thì phần bắp chân sẽ có cảm giác tê bì và đau âm ỉ. Cơn đau này không ảnh hưởng đến vận động, tuy nhiên đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. 

2.2. Nguyên nhân gây căng cứng cơ phổ biến 

Căng cứng cơ bắp chân hay căng cơ vai là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Khi hoạt động thể chất quá sức, mệt mỏi kéo dài hoặc vận động không đúng sẽ khiến các nhóm cơ bị kẽo dãn quá mức, tổn thương và phát sinh các cơn đau dữ dội.

Có rất nhiều nguyên nhân bị căng cơ bắp chân, nhưng về bản chất thì có thể kể đến một vài lý do chủ yếu như:

  • Lão hóa: Ở độ tuổi trung niên và tuổi già khiến các bó cơ đàn hồi kém, khó co giãn, trường hợp khác đã từng gặp các chấn thương liên quan đến xương khớp, dây chằng và gân cốt sẽ thường xuyên gây tê nhức chân tay và các khớp. 

  • Tập luyện quá sức: Sự gia tăng quá nhanh hoặc quá mạnh về khối lượng cũng như cường độ tập luyện, không phù hợp với thể lực của bản thân rất dễ làm căng cơ bắp chân. 

  • Thiếu cân bằng hoạt động: Bạn là người ít vận động hoặc chỉ thường xuyên vận động nhẹ, nếu đột ngột bạn phải hoạt động phần chân quá nhiều như đứng quá lâu, đi bộ đường dài, leo núi,… sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ do thiếu cân bằng hoạt động so với thông thường. 

  • Sai tư thế vận động: Sai tư thế khi ngủ hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến gây căng cơ từ bắp đùi kéo xuống đến qua bắp chân. 

3. Căng cứng cơ có trị dứt điểm được không? 

Căng cứng cơ có thể được trị dứt điểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra căng cơ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu căng cơ là do tập luyện quá mức hoặc tư thế làm việc không đúng cách, việc thay đổi thói quen và tư thế làm việc hay tập luyện cùng các bài tập giãn cơ có thể giúp giảm căng cơ và ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, nếu căng cơ là do chấn thương hoặc bệnh lý cơ bắp, việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Việc điều trị bao gồm các phương pháp như vật lý trị liệu, massage, xoa bóp, và dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần can thiệp phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để trị dứt điểm những cơn đau cơ này.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng căng cơ kéo dài hoặc không giảm đi sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

4. 8 Cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân và căng cơ vai hiệu quả 

Đa số các cơn căng cứng cơ vai hoặc bắp chân đều ở dạng cấp tính, nghĩa là cơn đau xuất hiện đột ngột và cũng nhanh chóng qua đi. Các trường hợp căng cứng cơ mãn tính thì cần phải đi khám bác sỹ để nhận lời khuyên về liệu pháp điều trị. 

Vậy khi bị căng cơ bắp chân và căng cơ vai thì phải làm sao? Dưới đây là một số phương pháp xử lý căng cứng cơ tại chỗ cực kỳ hữu ích mà ai cũng có thể làm được: 

4.1. Xoa bóp nhẹ nhàng 

Ban đầu, bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp, vuốt, miết, và day xung quanh khu vực cơ đang bị căng cứng có thể giúp thúc đẩy sự lưu thông máu và giảm căng cơ. Sử dụng kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng có thể giúp thúc đẩy sự thư giãn và giảm đau và tái tạo cơ bắp. Tuy nhiên, khi thực hiện xoa bóp, hãy đảm bảo áp dụng áp lực phù hợp và không gây đau đớn. 

4.2. Chườm lạnh

Dùng khăn nhúng nước lạnh hoặc túi đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng cơ đang bị căng cứng từ 5 – 15 phút là có tác dụng. Biện pháp này giúp giảm đau tức thời và làm chậm quá trình co thắt cơ.

4.3. Sử dụng thiết bị massage 

Ghế massage cổ vai gáy hay đai massage đa năng đang trở thành liệu pháp hàng đầu giải quyết các chứng căng cứng cổ vai cũng như đau nhức toàn thân. Bạn nên lựa chọn dòng ghế massage có áp dụng các chế độ massage giãn cơ cổ vai gáy, đồng thời tích hợp khả năng tỏa nhiệt nóng. Các dòng ghế massage FUJILUX đều có tích hợp các chức năng trên sẽ tác động từ nhẹ nhàng đến chuyên sâu lên vùng vai giúp làm dịu cơn đau, thư giãn cơ bắp nhanh chóng. 

4.4. Chườm nóng 

Dưới tác động của nhiệt độ cao, các phần cơ ở bả vai và bắp chân sẽ được làm mềm và thư giãn hơn. Đồng thời, khi phần cơ bắp được tác động nhiệt nóng sẽ giúp kích thích máu lưu thông, tăng cường lưu lượng máu tới các vùng cơ đang bị căng cứng. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và đỡ đau nhức hơn. 

4.5. Nghỉ ngơi thư giãn

Ngay khi phát hiện căng cứng cơ, không nên hoảng loạn mà ngay lập tức dừng hoạt động, nếu có thể thì để vùng cơ bị căng cứng cao hơn tim. Sau đó cố gắng thả lỏng, hít thở nhịp nhàng.

4.6. Thiết lập lại tư thế ngồi

Khi ngồi làm việc, bạn hãy đảm bảo lưng và cổ của bạn được hỗ trợ và giữ thẳng khi ngồi. Kết hợp sử dụng ghế có tựa lưng và điều chỉnh chiều cao sao cho phù hợp để giữ cho cột sống thẳng. Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi để tránh căng cơ và giảm áp lực trên một vị trí duy nhất. Đứng lên và đi lại, hoặc làm những bài tập giãn cơ nhẹ trong suốt ngày làm việc.

4.7. Cân bằng cường độ tập luyện

Tăng cường chuyên sâu vào các bài tập vùng vai hoặc bắp chân, tập luyện vừa sức và đúng tư thế để tránh căng cơ ngoài ý muốn. Chú ý, bạn cần khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bất cứ chế độ tập luyện nào. 

4.8. Điều chỉnh lại tư thế ngủ

Đảm bảo rằng tư thế ngủ của bạn thoải mái và không tạo áp lực lên cổ và vai. Sử dụng các loại gối đầu phù hợp, không quá cao và cứng để tráng gây căng cơ và đau nhức vùng cổ vai. 

5. Một số câu hỏi liên quan đến căng cứng cơ 

5.1. Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi

Cũng như các loại căng cơ khác căng cơ lưng xảy ra khi các cơ hỗ trợ cột sống bị căng quá mức gây đau. Triệu chứng của các cơn căng cơ lưng bao gồm đau lưng, tăng đau khi thực hiện hoạt động (cúi người, xoay người), cảm giác nóng, tê bì, ngứa, và khó khăn trong cử động.

Vậy "Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi?" câu trả lời là không có một thời gian cụ thể để khỏi căng cơ lưng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị, và đặc điểm cá nhân. Thông thường ở mức độ nhẹ, căng cơ lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc hơn, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

5.2. Cách chữa căng cơ lưng

Cách chữa căng cơ lưng tương đối giống với các phương pháp điều trị căng cơ ở các vùng khác của cơ thể. Bạn có thể tham khảo chi tiết ở trên để chọn cho mình cách xử lý căng cứng cơ lưng phù hợp với tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin và cách xử lý căng cứng cơ hiệu quả tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích và cải thiện được sức khỏe của bạn và người thân. 

Các tin khác

15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác 
11/04/2024
Hít thở sâu bị đau sườn phải là bệnh gì? Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích không chỉ hít thở sâu bị đau lưng phải, mà còn có thể bị mệt mỏi, 
10/04/2024
Triệu chứng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái có thể cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu trong bài viết sau và trang bị ...
08/04/2024
Khi đau lưng dưới bên phải gần mông chỉ ở mức khởi phát trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm đá là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên
05/04/2024
Các bà mẹ thường bị đau lưng dưới gần mông sau sinh cúi người, khi bế em bé, khi cố nâng em bé lên cao hoặc chỉ đơn giản là khi đi bộ. Thông thường, b