Béo phì soán ngôi hút thuốc trở thành nguyên nhân gây ung thư số 1 thế giới, có thể dẫn đến ít nhất là 6 loại ung thư khác nhau như ung thư dạ dày, ung thư túi mật,…
Tham khảo thêm:
Béo phì thực chất không phải bệnh lý mà là một loại tình trạng sức khỏe có liên quan đến dinh dưỡng. Đó là khi cơ thể tích trữ quá nhiều mỡ đến bất thường tại một vị trí nào đó hoặc trên toàn thân, dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch, tiêu hóa, hô hấp,… Người béo phì thừa cân có ngoại hình nặng nề, đồ sộ nhưng không hề rắn chắc.
Người béo phì thừa cân có ngoại hình nặng nề, đồ sộ do có quá nhiều mỡ thừa.
Béo phì thừa cân được đánh giá do 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây lên, đó là:
Như đã nói ở trên, béo phì không phải bệnh lý nhưng lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, như:
Bệnh tim mạch: Nhóm bệnh này là cơn ác mộng với bất kỳ ai không chỉ riêng người béo phì, các biến chứng có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức nếu không được cấp cứu kịp thời. Như đột quỵ, tai biến, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, tắc nghẽn lưu thông,…
Bệnh tiểu đường: Lượng tinh bột và chất ngọt trong cơ thể quá nhiều dẫn đến đường huyết trong máu tăng cao, kéo theo hàng loạt biến chứng phiền toái.
Bệnh xương khớp: Do trọng lượng cơ thể quá khổ, đè nặng và gây áp lực cho hệ thống xương và các khớp của cơ thể. Từ đó dẫn đến biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh, giòn xương, loãng xương,…
Bệnh hô hấp: Giảm thông khí, rối loạn nhịp thở,… do mỡ bám chặt vào cơ hoành của phế quản.
Bệnh tiêu hóa: Gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, trĩ, đầy hơi, táo bón,…
Ngày nay, béo phì không chỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi bật mà còn trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư, vượt qua cả hút thuốc. Sự gia tăng của tình trạng béo phì toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, đã dẫn đến sự tăng lên đáng kể trong số lượng các ca ung thư liên quan đến béo phì.
Theo NIH (Viện Y tế Quốc gia Mỹ), Khoảng 4-8% tổng số ca ung thư được cho là do béo phì gây ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng béo phì gián tiếp gây ra các loại ung thư phổ biến như: dạ dày, trực tràng, buồng trứng, ung thư vú, tụy, mật, thực quản, xương tủy,…
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ sự thay đổi chuyển hóa trong cơ thể, viêm nhiễm mãn tính và sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và lối sống lành mạnh như ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn để phòng ngừa ung thư.
Nguồn từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
Chính vì vậy, việc thay đổi lối sống và áp dụng các phương pháp quản lý cân nặng hợp lý đang trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa ung thư.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được sử dụng như một công cụ sàng lọc tình trạng thừa cân và béo phì >>> Cách tính chỉ số bmi cho người Việt Nam
Béo phì soán ngôi hút thuốc trở thành nguyên nhân gây ung thư số 1 thế giới, chính vì vậy không thể coi thường chế độ ăn uống và chế độ vận động của bản thân. Ngay cả khi bận rộn cũng cố gắng tập luyện tại nhà hoặc dùng các thiết bị hỗ trợ để có một cuộc sống khỏe mạnh.