Chỉ số BMI đang được các chuyên gia sức khỏe sử dụng nhiều để kiểm soát cân nặng và lượng mỡ trong cơ thể. Trong bài viết này, cùng FUJILUX tìm hiểu cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam và những điều cần lưu ý để có thể đánh giá tổng quan về sức khỏe một cách đúng nhất.
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một phép đo được sử dụng phổ biến để nhận định cơ thể béo hay gầy dựa trên cân nặng và chiều cao của một người.
Trong y tế, chỉ số BMI thường được sử dụng để đánh giá và phân loại tình trạng cơ thể, dinh dưỡng như gầy, bình thường, thừa cân hoặc béo phì.
Tuy nhiên, chỉ số BMI chỉ là một phép đo tổng quan và không xem xét các yếu tố khác như cơ bắp, tỷ lệ mỡ cơ thể và phân bố mỡ. Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá tổng quan sức khỏe, nhưng không thể xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Bạn chỉ cần dựa vào 2 chỉ số chiều cao và cân nặng, sau đó áp dụng vào công thức để tính chỉ số BMI:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)x(Chiều cao)]
Trong đó, chiều cao được tính bằng được vị (m) và cân nặng tính bằng đơn vị (kg)
Ví dụ: Bạn nặng 60kg và cao 1,65 m sẽ có chỉ số BMI là: BMI = 60 ÷ (1,65 x 1,65) = 22
* Lưu ý: Chỉ số BMI sẽ không áp dụng cho vận động viên, người tập thể hình và phụ nữ có thai.
Với các vận động viên hoặc người tập thể hình, thường có cơ bắp phát triển lớn và tỷ lệ mỡ trong cơ thể luôn giữ ở mức thấp nhất, vậy nên chỉ số BMI có thể không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của họ.
Đối với phụ nữ mang thai, trọng lượng của họ sẽ bao gồm cả trọng lượng của thai nhi. Vậy nên, trong quá trình mang thai sẽ có thay đổi rõ rệt về mức cân nặng, lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, đối với bà bầu sẽ có những phương pháp đánh giá cân nặng và theo dõi tình trạng dinh dưỡng riêng do các chuyên gia Y tế đưa ra.
Đối với trẻ em, chỉ số BMI được diễn giải theo biểu đồ tăng trưởng điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính được chỉ định của trẻ. Bạn có thể sử dụng công cụ tính chỉ số BMI cho trẻ em trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) tại đây: https://www.cdc.gov/healthyweight/bmi/calculator.html
Các hạng mục tình trạng cân nặng theo chỉ số BMI của trẻ em và phần trăm tương ứng được xác định dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau đây.
Danh mục tình trạng cân nặng | Phạm vi phần trăm |
Thiếu cân | Nhỏ hơn 5% |
Căn nặng tương đối | Từ 5% - 85% |
Thừa cân | Từ 85% - 95% |
Béo phì | Trên 95% |
Công thức tính BMI cho Nữ cũng như cách tính BMI Nam tương đối giống nhau. Hiện nay chưa có bất cứ nguyên cứu nào phân biệt chỉ số BMI giới tính giữa Nam và Nữ ( ở đội tuổi trường thành từ 20 tuổi trở lên). Vì thế, Cách tính chỉ số BMI trên đây có thể dùng cho cả Nam lẫn Nữ.
Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội Đái đường các nước Châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người Châu Á.
Phân loại |
BMI (kg/m^2) - WHO (dành cho người châu Âu) |
BMI (kg/m^2) - IDI & WPRO (dành cho người châu Á) |
Thấp (Gầy) | < 18,5 | < 18,5 |
Bình thường | 18,5 - 24,9 | 18,5 - 22,9 |
Thừa cân | 22,9 - 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 - 29,9 | 23 - 24,9 |
Béo phì cấp độ 1 | 30 - 34,9 | 25 - 29,9 |
Béo phì cấp độ 2 | 35 - 39,9 | > 30 |
Béo phì cấp độ 3 | >40 |
Dựa vào bảng thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam sẽ từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra bạn có thể tính nhanh cân nặng lý tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau:
Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10
Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)
Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10
Ví dụ: Nếu bạn cao 1,63m, tức 163cm thì :
Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 63 x 9:10 = 56,7kg
Cân nặng tối đa là: 63kg
Cân nặng tối thiểu là: 63 x 8:10 = 50,4kg
Vậy là, chỉ cần dựa vào chiều cao, bạn có thể đo lường được ngay mức cân nặng tối đa của mình. Nếu bạn vượt qua mức cân nặng tối đa này tức là bạn đã bị thừa cân và cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, kết hợp với tập luyện thể dục thường xuyên để duy trì thể trạng cân đối.
Việc đo lường chỉ số BMI sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ thể của mình, từ đó sẽ giúp cân bằng được cân nặng dễ dàng. Theo viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng việc thừa cân có thể dẫn đến tỷ lệ cao mắc các bệnh bao gồm:
Cao huyết áp
Đột quỵ
Các bệnh về hô hấp
Giảm chức năng miễn dịch
Các bệnh về tim mạch
Và nhiều các bệnh nguy hiểm khác
Vậy nên, sau khi hiểu được ý nghĩa của chỉ số BMI bạn sẽ thấy việc kiểm soát cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn vô cùng quan trọng cho sức khỏe.
Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý hơn để kiểm soát cân nặng theo đúng chỉ số BMI phù hợp.
Ngoài những cách tính chỉ số BMI để đo lường cân nặng phù hợp, bạn có thể sử dụng chỉ số eo/mông để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Đây được gọi là chỉ số WHR (Waist-hip ratio) được tính bằng công thức:
Trong đó: Số đo vòng eo được đo ở vùng ngang rốn, số đo vòng mông được đo ở điểm phình to nhất của mông.
Chỉ số WHR là công cụ hỗ trợ phản ánh sự phân bố mỡ trong cơ thể, vì chỉ số BMI chỉ cho biết mức độ Gầy/Béo dựa vào tương quan giữa cân nặng và chiều cao. Với đối tượng nam giới, chỉ số WHR nên từ 0,95 trở xuống, còn nữ giới nên dưới 0,85. Nếu chỉ số WHR vượt mức cho phép sẽ là nguy cơ gây bệnh tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch,...
>>> Bữa tối nên ăn bao nhiêu calo để giảm cân
Trên đây là hướng dẫn về cách tính chỉ số bmi cho người Việt Nam chính xác nhất. Việc quá béo hay quá gầy không đem lại lợi ích cho sức khỏe, do đó, bạn cần theo dõi các chỉ số cơ thể thường xuyên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Một trong những cách giúp duy trì cân nặng chính xác có thể kể đến bao gồm: áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Đây là những cách đơn giản, phù hợp và an toàn để có được một thân hình cân đối, khỏe mạnh nhanh nhất.