Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp… người bị thừa cân béo phì còn phải đối mặt với các chứng bệnh xương khớp nghiêm trọng.
Xem thêm:
Đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất ở những người thừa cân béo phì. Nó cũng là báo hiệu ban đầu cho những tổn thương xương khớp khi cân nặng tăng vượt mức chịu đựng của cột sống. Nếu không điều trị, tình trạng lão hóa cột sống sẽ diễn ra nhanh hơn, gây suy giảm hoàn toàn chức năng vận động.
Béo phì là nguyên nhân gây đau xương khớp
1. Các nguyên nhân gây béo phì thường gặp
- Chế độ ăn uống hằng ngày không khoa học:- Ăn nhiều các thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh (với hàm lượng chất béo và đường cao).- Uống quá nhiều các loại thức uống có cồn (bia, rượu,…), thức uống có ga, nước ngọt- Ăn uống khi buồn chán: một số người sẽ chọn cách ăn nhiều để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải chứng béo phì.
- Lối sống thụ động ít rèn luyện thể dục, thể thao: nếu không vận động, lượng calo được hấp thụ vào cơ thể sẽ khó bị đốt cháy. Phần năng lượng thừa này sẽ tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ, gây ra chứng béo phì, thừa cân.
- Các nguyên nhân béo phì khác như di truyền từ bố mẹ, bệnh lý rối loạn nội tiết (hội chứng cushing,…), lạm dụng thuốc tăng cân,…
2. Ảnh hưởng của cân nặng đối với cột sống
- Cột sống là trụ cột của cơ thể, với chức năng nâng đỡ và giữ cơ thể cân bằng. Cấu trúc cột sống tự nhiên được thiết kế để chịu đựng trọng lượng nhất định của cơ thể và phân bổ những trọng tải phát sinh khi vận động hoặc nghỉ ngơi. Tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm cột sống phải gánh thêm nhiều áp lực, khiến cột sống thoái hóa sớm và rất dễ tổn thương. Cột sống thắt lưng là một bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi trọng lượng cơ thể tăng vượt mức.
- Ngoài ra, thói quen lười vận động và ít luyện tập thể dục là nguyên nhân khiến các cơ kém linh hoạt, trở nên yếu đi, nhất là vùng cơ lưng, xương chậu và mông. Khi lượng mỡ thừa ở vùng bụng tăng sẽ làm đường cong sinh lý ở thắt lưng tăng lên, kéo khung xương chậu về phía trước. Tình trạng này sẽ khiến các cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức cột sống lưng.
>>> Đau khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ
3. Các bệnh xương khớp phổ biến ở người béo phì
Thừa cân, béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh xương khớp sau đây:
- Thoát vị đĩa đệm: Thừa cân khiến sức ép mà trọng lượng cơ thể đặt lên cột sống càng tăng sẽ khiến bao xơ của đĩa đệm trở nên mỏng theo thời gian, tăng nguy cơ chấn thương.
- Viêm khớp và viêm khớp mãn tính: các mẫu khớp trên cột sống gọi là khớp liên mỏm bên. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức sẽ khiến phần cơ này chịu đựng sức ép và căng thẳng bất thường khi di chuyển và nghỉ ngơi.
- Loãng xương: lối sống ít vận động cùng một chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương và độ chắc khỏe của xương khớp. Khi mà cấu trúc của một đốt sống bị thay đổi, nó có thể dễ bị gãy vỡ. Nếu bạn bị loãng xương, cơ thể của bạn đã mất khoảng 25% đến 30% mật độ xương cần thiết.
- Thoái hóa đốt sống, trượt đốt sống: thừa cân sẽ làm gia tăng căng thẳng vùng cơ thắt lưng đoạn L4 – L5. Theo thời gian, cột sống sẽ mất tính vững chắc, dẫn đến chứng lệch đốt sống hoặc thoái hóa cột sống.
Các bệnh viêm khớp ở người béo phì thường gặp
4. Giảm cân đúng cách để cột sống khỏe mạnh
Để giảm chứng đau lưng do thừa cân béo phì, người bệnh cần tích cực điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện nhằm giảm thiểu số cân nặng một cách khoa học. Bên cạnh đó, khi cột sống lưng đã bị tổn thương nặng, người bệnh cần tìm đến một phương pháp chữa trị phù hợp, giúp phục hồi cấu trúc hư tổn, chứ không đơn thuần chỉ sử dụng thuốc giảm đau để làm mờ triệu chứng.
Thực hiện kế hoạch ăn uống lành mạnh: Giảm năng lượng nạp vào cơ thể, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất.
▪ Tập luyện đều đặn các bài tập như: Chạy bộ, bơi lội, đi bộ nhanh, leo cầu thang, yoga,…
▪ Kiểm tra xương khớp định kỳ: Đối với những người thừa cân bị mắc các chứng bệnh về xương khớp cần kiểm tra và thăm khám định kỳ để có pháp đồ điều trị hợp lý.
▪ Mỗi ngày dành 15 - 20 phút sử dụng máy massage chính hãng toàn thân với liệu trình xoa bóp, bấm huyệt toàn thân cũng giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp, cột sống.
5. Một số câu hỏi liên quan đến bệnh béo phì
5.1. Người béo phì có hiến máu được không
Người béo phì hoàn toàn có thể hiến máu nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe cần thiết cho việc hiến máu. Điều quan trọng là người hiến phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, và đạt các tiêu chuẩn cần thiết khác như cân nặng tối thiểu và tình trạng tĩnh mạch phù hợp. Tuy nhiên, việc chấp nhận hay từ chối hiến máu của một người cụ thể có thể tùy thuộc vào thăm khám tại chỗ của các bác sĩ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiến máu có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho người béo phì, bao gồm việc giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hiến máu được xem là an toàn và không gây hại cho sức khỏe người hiến nếu thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.
Hy vọng các thông tin trên của Fuji Luxury giúp ích cho các bạn về nhận thức các hậu quả của thừa cân, béo phì gây ra , từ đó có thể tìm cho mình 1 giải pháp kiểm soát cân nặng hợp lý.