Cấu tạo của túi khí phức tạp hay đơn giản ? Bạn đã biết bảo quản túi khí đúng cách để tăng tuổi thọ cho ghế massage. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Túi khí massage là một trong những bộ phận quan trọng nhất tạo nên một chiếc ghế massage hoàn chỉnh. Cấu tạo của túi khí gồm 2 phần chính : phần khí và lớp bọc bên ngoài. Lớp bọc này có thể là vải mềm đối với các dòng ghế mát xa cao cấp, cũng có thể là nhựa rẻ đối với các dòng ghế matxa giá rẻ. Tất nhiên, vải mềm sẽ đem lại sự mềm mại và an toàn cho da hơn là nhựa rẻ. Ở một số trường hợp, lớp nhựa bị vỡ khiến các mảnh vụn đâm vào da người dùng khá nguy hiểm.
Cấu tạo của túi khí gồm 2 phần chính : phần khí và lớp bọc bên ngoài.
Chức năng của túi khí là massage cho các vùng cơ thể mềm và nhiều cơ bắp như : bả vai, cánh tay, eo, hông, bắp chân,… Những bộ phận này dùng con lăn sẽ không thích hợp bởi chúng tạo ra các hiệu ứng massage khá mạnh mẽ. Túi khí chỉ tạo ra sự co bóp và đè nén, mô phỏng các hiệu ứng như xoa bóp. Hoạt động bóp nhả của túi khí được lập trình sẵn theo các bài tập nên diễn ra rất nhịp nhàng, lúc co lúc nhả với các cường độ khác nhau.
Túi khí massage cho các vùng cơ thể mềm và nhiều cơ bắp như bả vai, cánh tay, eo, hông, bắp chân,…
- Túi khí thúc đẩy mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông khí huyết, tốt cho hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
- Giảm đau nhức, tăng cường sự đàn hồi cho cơ bắp, tăng sự dẻo dai cho gân cốt.
- Chống căng cứng cơ, phù nề. Làm mềm cơ, kích thích các ổ khớp tiết dịch nhờn bôi trơn, ngăn ngừa khô khớp.
- Kích thích sự trao đổi chất tại chỗ ngay dưới da, nhanh chóng loại bỏ tế bào da chết, tái tạo da mới. Chính vì vậy có thể làm sắc tố da thêm hồng hào, tan máu bầm máu tụ.
Tác dụng của túi khí.
Trước hết về cách vệ sinh, nên dùng các loại khăn mềm lau chùi nhẹ nhàng bên ngoài túi khí. Nếu có các vết bẩn nghiêm trọng thì làm ẩm khăn để lau hoặc tẩm một số loại dung dịch tẩy rửa loãng, được phép sử dụng với vải mềm để thực hiện. Tuyệt đối không dùng các loại bàn chải có răng cứng để chà mạnh vào túi khí, sẽ làm hỏng lớp bên ngoài. Và cũng không giặt ướt túi khí.
Về cách bảo quản, không đè hoặc đặt các đồ đạc khác lên túi khí có thể làm vỡ rách hoặc làm giảm hiệu quả massage. Không đặt các vật sắc nhọn lại gần túi khí vì có thể gây thủng rách. Không tự ý tháo dời hay lột bên trong túi ra để làm vệ sinh hay xem xét. Khi làm bảo trì định kỳ nhớ nhắc nhở nhân viên kỹ thuật kiểm tra hệ thống động cơ bơm khí bên trong ghế. Thường bộ phận này sẽ dần suy giảm chức năng sau 3 năm, cần kiểm tra kịp thời để nâng cấp và bảo dưỡng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết "Cấu tạo, chức năng của túi khí massage – Ghế massage Fuji Luxury".
Tìm hiểu thêm sản phẩm ghế massage mới nhất tại Fanpage Fuji Luxury : https://www.facebook.com/GheMassageFuji/