Fuji Luxury Group
Giải đáp: Tôi bị say nắng đau đầu nên làm gì để mau hết?

Giải đáp: Tôi bị say nắng đau đầu nên làm gì để mau hết?

Thứ 3, 12/03/2024, 09:12 GMT+7

Đối mặt với tình trạng say nắng, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng như đau đầu, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất lực. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và áp dụng đúng các biện pháp, bạn hoàn toàn có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tổng quan câu hỏi "Bị say nắng đau đầu nên làm gì?" cũng như đưa ra các biện pháp phóng ngừa tình trạng say nắng trong mùa hè sắp tới này, hãy xem chi tiết nhé!

1. Tại sao say nắng bị đau đầu?

Đau đầu khi đi nắng là một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng say nắng. Khi say nắng cơ thể bị tăng nhiệt độ đột ngột mà không thể tự làm mát, điều này dẫn đến một số tình trạng sau: 

  • Mất nước: Khi gặp môi trường nóng, cơ thể sẽ tự làm mát bằng cách tăng cường tiết ra mồ hôi. Quá trình này dẫn đến việc mất nước và mất điện giải, khiến máu lưu thông kém hiệu quả hơn, từ đó gây nên tình trạng đau đầu.

  • Giãn mạch: Khi cơ thể tự làm mát, các mạch máu dưới da sẽ cố giãn ra để tăng lượng máu lưu thông, từ đó tăng cường quá trình tỏa nhiệt. Sự giãn nở mạch máu này cũng có thể gây áp lực lên hệ thống mạch máu trong não, dẫn đến đau đầu.

  • Stress nhiệt: Khi cơ thể phải chịu đựng nhiệt độ cao, stress nhiệt có thể phát triển, làm tăng áp lực lên não và gây ra cảm giác đau đầu.

  • Rối loạn điện giải: Mất nước không chỉ dẫn đến giảm lượng nước trong cơ thể mà còn làm mất cân bằng điện giải, điều này cần thiết cho sự chức năng bình thường của tế bào và cơ bắp, bao gồm cả các tế bào trong não, gây ra đau đầu.

  • Tăng nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cơ thể tăng cao quá mức do say nắng có thể gây ra tình trạng viêm, ảnh hưởng đến não và dẫn đến cảm giác đau đầu.

Tại sao say nắng bị đau đầu

2. Say nắng có triệu chứng gì?

Say nắng là một tình trạng nghiêm trọng do cơ thể ở quá lâu dưới thời tiết nắng nóng mà không đủ nước để làm mát. Các triệu chứng của say nắng bao gồm:

  • Đau đầu: Cảm giác đau ở hai bên đầu liên tục âm ỉ nhưng không nhói, cơn đau đầu nặng hơn khi hoạt động.

  • Chóng mặt và ngất lịm: Say nắng gây ra cảm giác mất thăng bằng, khó tập trung, đây là hệ quả của việc thiếu oxy lên não do giảm lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể.

  • Buồn nôn: Khi cơ thể chịu tác động nhiệt lớn sẽ dẫn tới việc mất nước và mất cân bằng điện giải, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

  • Da nóng, đỏ và khô: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, cơ thể gặp khó khăn trong việc tiết mồ hôi để làm mát, dẫn đến hiện tượng da nóng lên, biến màu đỏ và trở nên khô ráp.

  • Nhịp tim tăng cao: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, cơ thể sẽ cố gắng tăng cường tuần hoàn máu đến bề mặt da để phân tán nhiệt, dẫn đến tình trạng nhịp tim tăng cao, khiến tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn và có thể cảm thấy đập nhanh hơn, yếu đi.

  • Mất nước: Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước do nắng nóng, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu như cảm giác khát bất thường, miệng trở nên khô rát và lượng nước tiểu giảm đáng kể hoặc không có.

  • Hạ huyết áp: Sự mất nước và thiếu hụt điện giải do nắng nóng gây ra có thể dẫn tới hạ huyết áp, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống.

  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức: Say nắng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức do cơ thể phải đối mặt với áp lực từ việc tăng nhiệt và thiếu nước.

  • Cơ bắp co giật: Do say nắng gây ra tình trạng mất nước và thiếu điện giải, khiến các phần cơ bắp trong cơ thể bạn cảm thấy không thoải mái hoặc đau nhức.

Say nắng có triệu chứng gì

3. Bị say nắng đau đầu nên làm gì?

Đi nắng về bị đau đầu thì việc quan trọng là di chuyển ngay lập tức tới một không gian mát mẻ và thoáng đãng để tránh nắng, giúp cơ thể hạ nhiệt một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nước mát hoặc các loại đồ uống chứa điện giải một cách từ từ sẽ giúp cải thiện tình trạng mất nước và ổn định cơ thể. 

Tiếp theo, bạn hãy làm mát cơ thể bằng cách sử dụng khăn lạnh hoặc bọc đá trong vải mỏng đặt lên các vùng nhiệt độ cao như trán, cổ và huyệt đạo giúp giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Loại bỏ áp lực bằng cách cởi bỏ quần áo chật chội và dùng quạt ở cấp độ nhẹ để tạo luồng gió mát cũng là những biện pháp hiệu quả.

Nếu người bệnh có các triệu chứng như sốt cao hoặc co giật, cần lập tức liên hệ với cơ sở y tế khẩn cấp để nhận sự can thiệp kịp thời. Để phòng ngừa say nắng, việc duy trì sự hydrat hóa cho cơ thể và tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt là vô cùng thiết yếu.

3.1. Bị say nắng nên uống gì?

Khi bị say nắng, việc bổ sung đủ nước và chất điện giải là cực kỳ quan trọng để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số loại đồ uống bạn nên cân nhắc sử dụng khi bị say nắng:

  • Nước lọc: Đây là lựa chọn hàng đầu để bổ sung nước cho cơ thể. Hãy uống nước một cách từ từ và liên tục.

  • Nước dừa: Là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, giúp cân bằng lại lượng điện giải mất đi do mồ hôi tiết ra.

  • Nước ORS (Oral Rehydration Solutions): Nước ORS chứa các thành phần như natri, kali, và clorua giúp khôi phục lượng điện giải bị mất do mồ hôi, tiêu chảy, hoặc say nắng.

Nước ORS

  • Nước ép trái cây pha loãng: Nước ép trái cây pha loãng thường được chọn từ những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời có khả năng hydrat hóa cao. Khi pha loãng với nước, các loại nước ép này trở nên dễ uống hơn, giảm được hàm lượng đường tự nhiên và giúp bổ sung nước một cách hiệu quả hơn mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Ví dụ: nước ép cam, chanh, dưa hấu, dâu và táo và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C khác. 

  • Nước lạnh với chanh và muối: Sự kết hợp của nước lạnh, chanh tươi và một chút muối không chỉ giúp bổ sung nước và điện giải mà còn kích thích khẩu vị, giúp bạn uống nhiều nước. 

2. Cách phòng tránh kiệt sức do nhiệt và say nắng

Trong thời tiết nóng bức hoặc khi tập luyện, nguy cơ bị kiệt sức do nhiệt và say nắng là rất cao. Vì thế, để giúp ngăn chặn tình trạng này bạn nên:

  • Uống nhiều nước lạnh, đặc biệt khi bạn hoạt động hoặc tập thể dục.
  • Mặc quần áo màu sáng, rộng rãi.
  • Tránh tiếp xúc với nắng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tránh tập thể dục nặng.
  • Nếu bạn ở trong nhà vào một ngày nắng nóng, hãy kéo rèm cửa, đóng cửa sổ nếu bên ngoài nóng hơn trong nhà và tắt các thiết bị điện cũng như đèn sưởi bởi chúng có thể phát nhiệt.

>>> Nước ép dứa gừng muối có tác dụng gì?

Tóm lại, khi gặp tình trạng say nắng và đau đầu, việc đầu tiên cần làm là tìm kiếm bóng râm, sau đó bổ sung nước và điện giải, tiếp đến là sử dụng các biện pháp làm mát cơ thể. Hãy luôn chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình khi thời tiết vào mùa nắng nóng, để mùa hè trôi qua một cách an toàn và khỏe mạnh. 

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác