Triệu chứng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái có thể cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu trong bài viết sau và trang bị những phương pháp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất.
Hít thở sâu bị đau nhói lưng hay hít thở sâu bị đau nhói lưng trên bên trái là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe mà bạn cần phải quan tâm.
Ban đầu, những cơn đau chỉ khởi phát ở ngực trái rồi từ từ mới lan sang hai bên. Tùy thể trạng của từng người, cơn đau có thể sẽ khác nhau. Ngoài đau ngực, đôi khi người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khác như: Ho, chóng mặt,khó thở…
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do phổi, màng phổi, hoặc màng tim, xương ở sụn sườn chịu tổn thương. Khi đó, mỗi lúc hít thở, phổi bị giãn nở, lồng ngực giãn nở theo.
Vì thế, nếu một phần nào của lồng ngực chịu tổn thương thì các cơn đau ở ngực là điều dễ hiểu. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dưới đây cũng có thể gây ra đau ngực trái khi hít thở sâu.
Viêm phổi là căn bệnh khá phổ biến. Thông thường, bệnh nhân bị viêm phổi sẽ hít thở khó khăn và bị đau tức ngực. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như: sốt, khó thở, mỏi mệt,... Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, người bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu mắc viêm phổi kéo dài mà không điều trị thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và lan rộng, sau đó gây viêm màng phổi. Bệnh nhân không chỉ bị đau tức ngực khi hít thở, mà sự đau đớn còn lan đến vai, kèm theo các cơn ho, sốt, đặc biệt trở nặng hơn khi hắt hơi.
Thuyên tắc phổi dẫn đến xuất huyết dạng khối trong mạch máu, từ đó gây ra tình trạng nghẽn mạch, cản trở hô hấp, khiến ngực bị đau nhói lên, đặc biệt mỗi khi hít thở sâu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể cảm thấy khó thở hoặc ho ra máu.
Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để xử lý sớm tình trạng thuyên tắc phổi này, nếu không có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Giữa ngực và phổi có một khoảng không được gọi là khoang màng phổi. Trong trường hợp không khí bị lọt vào, nó sẽ gây ra tình trạng tràn khí màng phổi. Ngày qua ngày, lượng khí này gây áp lực đè lên thành phổi, khiến phổi bị xẹp một phần hoặc toàn bộ.
Khi đó, bệnh nhân sẽ bị ho, cảm thấy khó thở, đau nhói ngực, da dần tái xanh,... Thông thường, tình trạng tràn khí ở màng phổi thường xuất hiện sau các cú va đập, chấn thương, hoặc do tác hại của việc hút thuốc lá.
Đoạn nối giữa xương ức và xương sườn được gọi là sụn sườn.Khi sụn sườn bị tổn thương, người bệnh sẽ đau nhức dữ dội khi ho hoặc khi hít thở mạnh. Thông thường, khi tình trạng viêm sụn nhẹ hoàn toàn có thể tự khỏi, nhưng nếu cơn đau kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, thì bạn nên đến cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và tìm cách điều trị phù hợp.
Viêm màng ngoài tim thường xảy ra do vi khuẩn, virus, do gặp chấn thương hoặc một số bệnh lý khác. Biểu hiện của bệnh này có thể là do đau buốt ngực, ho kéo dài, chóng mặt, cảm thấy khó thở, hít thở sâu bị đau lưng trái, thỉnh thoảng thấy tim đập nhanh.
Một số tác động ngoại lực từ bên ngoài có thể dẫn đến chấn thương ngực, chấn thương sụn sườn, hoặc gãy xương sườn,... Đối với những chấn thương nghiêm trọng và không có khả năng tự lành lại, người gặp chấn thương có thể gặp biến chứng về sau nếu không được các chuyên gia điều trị dứt điểm.
Tình trạng đau bên trái khi hít thở sâu có thể gia tăng nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng ở bụng, đặc biệt là gan và lá lách. Những bộ phận này ở vị trí tiếp giáp với cơ hoành và sẽ chuyển động lên xuống theo nhịp những khi chúng ta hít thở. Những vị trí này mà bị nhiễm trùng thì ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của mọi người.
Có nhiều cách giúp làm giảm tình trạng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái. Để chủ động chăm sóc sức khỏe chủ động và giảm các cơn đau trong những tình huống này, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau:
Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê thuốc theo đơn có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong những trường hợp bị di chứng do chấn thương ngực hay viêm sụn sườn nhẹ.
Cải thiện tư thế ngồi: Việc thay đổi tư thế ngồi hoặc làm việc đúng đắn có thể giúp giảm các cơn đau ngực do viêm màng phổi gây ra.
Tập hít thở từ từ: Khi bị đau ngực, bạn hãy tập cách hít thở sâu đúng cách, để giúp giảm cảm giác đau.
Bên cạnh những cách trên, bạn cũng có thể chủ động phòng tránh việc hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái bằng các duy trì lối sống lành mạnh. Bạn sinh hoạt và ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao thường xuyên, tuyệt đối không hút thuốc lá,… Nếu tình trạng đau ngực trở nặng, người bệnh cần đến gặp chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin cần biết về việc hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái mà FUJILUX tổng hợp và giải đáp. Hy vọng những điều trên sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh nó hiệu quả nhất.