Tuyệt đối không ngồi ghế massage khi đang mắc bệnh ngoài da, vừa làm tình trạng trầm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến mỹ quan của ghế.
Ghế matxa toàn thân có chức năng chính là massage, để thực hiện chức năng này chúng nhớ đến 2 bộ phận cốt lõi là các bi lăn và hệ thống túi khí. 2 bộ phận này có cấu tạo và đặc trưng khác nhau nên sẽ massage cho những vùng cơ thể phù hợp riêng.
Bi lăn chịu trách nhiệm mô phỏng các thủ thuật massage như bấm huyết, day huyệt, đấm vỗ, miết,… nên hoạt động ở nơi tập trung nhiều huyệt đạo, dây thần kinh và xương khớp. Còn túi khí massage lại thực hiện các kỹ thuật xoa bóp và ép nhả vào nơi nhiều cơ bắp.
Ghế massage toàn thân có rất nhiều bài tập và chế độ, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Có thể tùy chỉnh cường độ mạnh nhẹ và chọn nơi mình muốn để bi lăn và túi khí tập trung hoạt động ở đó. Thích hợp cho cả người cao tuổi, trẻ em trên 18 tuổi, thai phụ, dân văn phòng đến các vận động viên.
Sử dụng ghế mát xa hàng ngày từ 15 – 30 phút sẽ giúp giảm đau mỏi, giải phóng căng thẳng, làm mềm cơ, chống chuột rút, tăng cường tuần hoàn máu, chữa trị hiệu quả chứng đau đầu và mất ngủ,…
Khi ngồi ghế massage, hầu hết các phần cơ thể đều tiếp xúc với ghế, mà phần tiếp xúc đầu tiên phải kể đến là làn da.
Một làn da không khỏe, đang bị tổn thương và đang bị viêm với nhiều triệu chứng khác nhau đều không được khuyến khích tiếp xúc với những tác động mạnh mẽ của ghế và đặc biệt là da ghế.
Lực tác động dù nhỏ nhưng với sự mỏng manh của làn da con người hay những tập đoàn vi khuẩn trú ngụ tại da ghế đều có thể khiến bệnh tật thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ghế.
Vậy mắc các bệnh ngoài da nào thì không nên sử dụng ghế massage?
Đây là một loại viêm da phổ biến, phần nhiều là do yếu tố di truyền và số còn lại là môi trường.
Khi mắc bệnh, trên da quanh năm xuất hiện các ban đỏ tập trung tại một vài vùng nhất định, bề mặt nổi mịn nước và vảy.
Tạo cảm giác ngứa rát cực kỳ khó chịu, nhất là về đêm.
Với người mắc viêm da cơ địa mãn tính, các vảy và ban thậm chí còn chuyển dần sang màu sẫm tối màu do bị quá nhiều và quá lâu.
Chứng viêm da này xảy ra nhiều là vào mùa hè nóng bức.
Khi cơ thể con người tiết quá nhiều mồ hôi kèm theo bụi bặm và vi khuẩn tích tụ tại lỗ chân lông tạo ra các cầu khuẩn gây bệnh.
Các triệu chứng rõ rệt là viêm nang lông, nổi mụn nhọt, nốt lở, hăm kẽ chân kẽ tay, lở mép,… Cảm giác cũng khá rát và khó chịu.
Vảy nến là chứng bệnh ngoài da thuộc loại nan y mãn tính, tuy không gây hại đến tính mạng ngay lập tức nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sự tự tin của người mắc.
Thậm chí nó còn chiếm đến 10% tổng số ca mắc bệnh ngoài da trên thế giới.
Vảy nến chủ yếu là do di truyền, đẻ ra đã xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Trên da người mắc xuất hiện nhiều đám đỏ, bề mặt bong tróc, gồ ghề không thể nhẵn nhụi mịn màng như người bình thường.
Ngoài ra, bệnh còn làm tổn thương các khớp, móng tay, móng chân, và nhiều bộ phận trên toàn thân.
Hay còn gọi là Herpes Zoster, do virut cùng loại với virut thủy đậu gây nên.
Bệnh có tính lây truyền rất cao, và ngay trên cơ thể, từ một vùng bị có thể lây sang nhiều vùng khác nhau.
Bệnh khiến bề mặt da nổi các nốt mụn nước, mẩn đỏ và cực kỳ đau rát, xuất hiện theo từng cụm.
Bệnh qua nhanh sau khoảng 1 tuần khi được bôi thuốc đúng cách và đúng chủng loại.
Để sử dụng ghế massage một cách có hiệu quả và an toàn nhất, nhà sản xuất và các chuyên gia y tế luôn khuyến khích người dùng tuân thủ các quy tắc dưới đây:
Trên đây chỉ là một số loại bệnh ngoài da phổ biến, ngoài ra còn có ghẻ lở, mụn cóc, hắc lào,… cũng là nhóm bệnh ngoài da không nên ngồi ghế massage khi đang mắc.