Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến các túi chứa dịch quanh khớp, gây đau và sưng.. Mặc dù việc điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc và vật lý trị liệu nhưng chế độ ăn chống viêm cũng có thể hữu ích. Vậy viêm bao hoạt dịch kiêng ăn gì? hay nên ăn thực phẩm gì phù hợp. Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm của các túi nhỏ chứa dịch (bao hoạt dịch) xung quanh khớp. Bao hoạt dịch giúp giảm ma sát giữa các mô như cơ, gân và xương. Khi bị viêm, bao hoạt dịch có thể gây đau và sưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Khi bị viêm bao hoạt dịch, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
Đau và sưng tại khu vực bị viêm.
Cảm giác đau tăng khi di chuyển hoặc áp lực lên khu vực bị viêm.
Có thể có đỏ và nóng tại vùng bị ảnh hưởng.
Đôi khi cảm giác cứng và giảm khả năng vận động tại khớp liên quan.
>>> Các loại viêm bao hoạt dịch thường gặp
Viêm bao hoạt dịch có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất khi các tác động mạnh làm tổn thương đến bao hoạt dịch.
Tuổi tác cũng là yếu tố quan trọng, vì với thời gian, bao hoạt dịch trở nên kém linh hoạt và dễ bị viêm.
Hoạt động thể chất quá mức, đặc biệt là các hoạt động lặp đi lặp lại, có thể gây căng thẳng và viêm.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không cân đối cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm do ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và phản ứng viêm của cơ thể.
Người bị viêm bao hoạt dịch kiêng ăn gì? Đối với người bị viêm bao hoạt dịch, việc kiêng ăn các loại thực phẩm sau là rất cần thiết:
Thực phẩm giàu Purine: Các loại thực phẩm như thịt đỏ và một số hải sản, nên hạn chế vì chúng tăng acid uric, có thể gây viêm và đau.
Đồ uống có cồn và Caffein: Rượu, bia, và các loại đồ uống chứa caffein cần tránh vì chúng kích thích và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Thực phẩm giàu đường: Hạn chế đường là cách quan trọng để ngăn chặn viêm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu nhỏ đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Châu Âu (tháng 8 năm 2015) đã phát hiện ra rằng, những người uống chỉ một lon nước ngọt có đường mỗi ngày, trong 6 tháng có mức axit uric cao hơn. Lượng Fructose trong nước ngọt có thể làm tăng mức axit uric, từ đó gây viêm nhẹ và kháng insulin.
Thực phẩm chứa chất béo Trans: có trong thực phẩm như pizza, phô mai, thịt đỏ và mì ống
Thực phẩm chứa Gluten: Đối với những người nhạy cảm với gluten, việc hạn chế gluten giúp giảm kích ứng và viêm.
Thực phẩm chứa Solanin: Bao gồm cà chua, khoai tây, và cà tím, nên được cân nhắc kỹ lưỡng vì có thể kích thích khớp ở một số người.
Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 có trong cá hồi và hạt lanh có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
Rau củ quả: Ngoài các loại rau củ chứa Solanin ra thì các loại Rau củ quả tươi như cải xanh, cà rốt và quả mâm xôi chứa nhiều chất chống ôxy hóa, giúp giảm viêm.
Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, các loại hạt ngũ cốc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng mà không gây viêm.
Ghế massage trị liệu có thể là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho những người mắc tình trạng viêm bao hoạt dịch. Các chức năng massage đa dạng của ghế giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và đau nhức, đặc biệt là ở các khu vực thường bị ảnh hưởng bởi viêm bao hoạt dịch như vai, lưng, hoặc đầu gối.
Sử dụng đều đặn ghế massage có thể góp phần vào quá trình phục hồi, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày cho người bệnh.
Viêm bao hoạt dịch thường kéo dài vài tuần và thường hồi phục nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Quan trọng là phải ngừng hoạt động gây áp lực lên khu vực bị viêm, cho đến khi bệnh hồi phục hoàn toàn. Tình trạng viêm có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có thể tái phát lại nếu tiếp tục hoạt động khi bao hoạt dịch chưa lành hẳn.
Viêm bao hoạt dịch và viêm khớp đều ảnh hưởng đến khớp nhưng có nguyên nhân và mức độ tổn thương khác nhau. Viêm bao hoạt dịch, thường do hoạt động quá mức, là vấn đề ngắn hạn và không gây tổn thương lâu dài nếu không tiếp tục gây áp lực lên khớp. Trong khi đó, viêm khớp là tình trạng lâu dài xảy ra do sụn khớp bị thoái hóa, yêu cầu điều trị liên tục và kéo dài.
Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân không giống nhau. Viêm màng hoạt dịch là tình trạng viêm ở bao hoạt dịch, còn viêm bao gân là tình trạng viêm hoặc kích ứng ở gân, phần mô nối cơ và xương. Cả hai tình trạng có thể xảy ra do hoạt động lặp đi lặp lại, nhưng chúng ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Trên đây là các thông tin mà FUJILUX tổng hợp được để giải đáp cho câu hỏi "viêm bao hoạt dịch kiêng ăn gì". Việc hiểu biết và tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm bao hoạt dịch, cải thiện chất lượng cuộc sống.