Đau chân là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải sau hàng giờ đứng làm việc hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi phải đứng lâu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 cách giảm đau chân khi đứng nhiều tại nhà đơn giản, giúp bạn xoa dịu cơn đau và thư giãn đôi chân hiệu quả nhất.
Đau nhức bắp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự căng thẳng của cơ bắp, mang giày không phù hợp, chấn thương, mang thai hay béo phì,... Trong đó, nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải thường bắt nguồn từ việc đứng quá lâu khiến phần cơ ở bắp chân trở nên căng cứng, làm gia tăng sức ép lên dây chằng ở gót chân, gây ra tình trạng nhức mỏi từ bàn chân kéo lên tận bắp chân.
Nếu bạn thường xuyên phải đứng trong thời gian dài do đặc thù của công việc. Bạn có thể áp dụng 7 cách giảm đau chân khi đứng nhiều tại nhà dưới đây để hạn chế hoặc xoa dịu các cơn đau nhức ở chân:
Bước 1: Đặt một chiếc khăn nhỏ trên sàn.
Bước 2: Dùng các ngón chân của bàn chân bị đau cuộn khăn lại về hướng gót chân.
Bước 3: Cuộn căng bàn chân và dần thả ra để thư giãn. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần, và nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.
*Lưu ý: Giữ bàn chân cố định và chỉ sử dụng ngón chân để cuộn khăn.
Bước 1: Ngồi vắt chéo chân bị đau qua bên chân không đau.
Bước 2: Dùng tay nắm các ngón chân của bàn chân bị đau, sau đó uốn cong ngón chân ngược về phía cổ chân. Uốn căng vừa phải tùy vào sức chịu đựng thì bàn chân và cơ bắp chân sẽ được thư giãn và thả lỏng tốt nhất.
Bước 3: Sử dụng tay còn lại massage nhẹ nhàng dọc theo lòng bàn chân.
*Lưu ý: Giữ động tác này trong khoảng 10 giây. Lặp lại liên tục trong 2-3 phút. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày.
Bước 1: Đứng và dùng 2 tay chống vào tường.
Bước 2: Hướng mũi bàn chân chân hướng thẳng về phía trước, chân bị đau để ở phía sau chân còn lại.
Bước 3: Chân sau giữ thẳng đồng thời khuỵu đầu gối của chân trước.
Bước 4: Hướng cơ thể về phía trước, giữ gót chân sau cố định ở mặt sàn để cảm nhận sự kéo căng phần cơ bắp chân sau.
*Lưu ý: Giữ động tác này trong khoảng 45 giây, lặp lại liên tục 2-3 lần. Thực hiện 4-6 lần mỗi ngày để cảm nhận rõ rệt sự phục hồi của bắp chân.
Thực hiện động tác kéo giãn này vào buổi sáng trước khi xuống giường để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 1: Ngồi duỗi thẳng chân bị đau ra trước mặt.
Bước 2: Đặt một chiếc khăn dưới lòng bàn chân.
Bước 3: Nhẹ nhàng kéo hai đầu khăn về phía bạn và từ từ cảm nhận sự kéo giãn ở phần bắp chân.
*Lưu ý: Giữ nguyên động tác trong 45 giây, lặp lại 2-3 lần. Thực hiện động tác 4-6 lần mỗi ngày.
>>> Teo cơ chân là gì? Dấu hiệu của teo cơ chân
Bước 1: Đặt bàn chân không bị đau trên một bậc thang.
Bước 2: Đặt phần bàn mũi bàn của bên chân bị đau lên phần mép của bậc thang.
Bước 3: Nhẹ nhàng nâng - hạ gót chân của chân bị đau lên - xuống, lúc này bạn sẽ cảm nhận được bàn chân cũng như bắp chân đang được thư giãn nhẹ nhàng.
*Lưu ý: Thực hiện động tác trong 45 giây, lặp lại 2-3 lần.
Bước 1: Đặt lòng bàn chân lên một lon nước đá lạnh hoặc túi chườm lạnh (có thể dùng quả bóng golf, hoặc quả bóng tennis thay thế)
Bước 2: Thực hiện lăn chân với đá lạnh hoặc dụng cụ khác. Massage lăn chân trong vòng 3-5 phút và nên thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng ghế massage trị liệu chân hàng ngày là một phương pháp hiệu quả, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp và giảm đau nhanh chóng chỉ trong vòng 20 phút.
Thông thường, các dòng ghế massage chỉ chú trọng vào xoa bóp cổ - vai - gáy nhưng ở ghế massage hỗ trợ trị liệu FJ699, việc massage chăm sóc đôi chân được thiết kế rất chuyên sâu với hệ thống 3 bi lăn, tác động lên những vùng cơ ở bắp chân, bàn chân đang bị đau nhức, từ đó hỗ trợ đả thông khí huyết, giúp ngăn ngừa và điều trị các cơn đau chân hiệu quả.
Tóm lại, đứng lâu trong thời gian dài có thể gây căng cứng và đau nhức chân, thậm chí là viêm sưng các khớp. Tuy nhiên, với 7 cách giảm đau chân khi đứng nhiều tại nhà bên trên có thể hỗ trợ xoa dịu những cơn đau này nhanh chóng. Trong trường hợp các cơn đau thường xuyên lặp lại và trở nên nghiêm trọng hơn, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh những hệ quả không mong muốn.