Fuji Luxury Group
Teo cơ chân là gì? Dấu hiệu ban đầu của teo cơ chân

Teo cơ chân là gì? Dấu hiệu ban đầu của teo cơ chân

Thứ 6, 25/08/2023, 16:13 GMT+7

Teo cơ chân là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giảm khả năng vận động vĩnh viễn và bại liệt. Việc tìm hiểu những dấu hiệu ban đầu, nguyên nhân gây teo cơ chân và thực hiện liệu pháp điều trị phục hồi đúng cách là vô cùng quan trọng. Cùng FUJILUX xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về teo cơ chân và bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay. 

1. Teo cơ chân là gì? 

Teo cơ chân là tình trạng mất đi sự mạnh mẽ và khối lượng cơ ở chân, thường xảy ra khi chúng ta không sử dụng các cơ trong một khoảng thời gian dài. Điều này thường xảy ra sau chấn thương hoặc khi có bệnh ảnh hưởng đến các khu vực cơ bắp. Một dấu hiệu phổ biến của teo cơ chân là 1 bên chân sẽ trở nên nhỏ hơn so với bên còn lại.

2. Dấu hiệu teo cơ chân ban đầu

Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự suy giảm về kích thước của cơ. Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ chân bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Dưới đây là dấu hiệu của teo cơ chân mà bạn nhất định phải chú ý:

Dấu hiệu teo cơ chân ban đầu
  • Sưng và đau nhức: Ban đầu, bạn có thể cảm nhận sưng và đau nhức trong bắp đùi trên và bắp chân dưới hoặc khu vực bị ảnh hưởng. Điều này thường xảy ra do viêm nhiễm hoặc tình trạng cơ bắp không được sử dụng một cách bình thường.
  • Mất sức mạnh cơ bắp: Cơ bắp trở nên yếu đi và mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Điều này bao gồm việc đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang, …
  • Thay đổi kích thước cơ bắp: Kích thước của cơ bắp có thể thay đổi và trở nên nhỏ hơn so với bên còn lại. Cơ bắp mất sự đầy đặn và đàn hồi như trước. 
  • Khó khăn trong thực hiện các hoạt động thường ngày: Teo cơ chân có thể làm cho các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên, ngồi xuống cũng trở nên khó khăn và cảm thấy đau nhức hơn bình thường. 

3. Teo cơ chân có hồi phục được không?

Teo cơ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương, bệnh lý cơ bản hay thiếu vận động thể chất. Quá trình phục hồi cơ chân sau khi chúng bị teo có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, kiên nhẫn, và phác đồ điều trị, phục hồi cụ thể. Dưới đây là một số cách giúp bạn phục hồi cơ chân bị teo:

3.1. Tập thể dục và vận động

Tập luyện thể dục chậm và kiên trì để tăng sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về vận động để được hướng dẫn về các bài tập phù hợp với tình trạng của bạn.

3.2. Cân đối dinh dưỡng

Đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ protein và dưỡng chất cần thiết cho cơ bắp để tạo điều kiện tốt nhất cho phục hồi. Hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống phù hợp.

Đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ protein và dưỡng chất cần thiết cho cơ bắp

3.3. Sử dụng thiết bị massage hỗ trợ 

Có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ như ghế massage trị liệu, máy xung điện để phục hồi cơ bắp sau thương tổn hoặc chấn thương. Nó có khả năng giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương, giúp cơ bắp hồi phục nhanh hơn.

sử dụng thiết bị hỗ trợ như ghế massage hỗ trợ trị liệu, máy xung điện để phục hồi cơ bắp

3.4. Kiểm tra y tế định kỳ

Điều này để đảm bảo rằng bạn đang theo dõi quá trình phục hồi một cách an toàn và hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Kiểm tra y tế định kỳ

3.5. Tránh tác động tiêu cực

Trong giai đoạn phục hồi, nên hạn chế hoạt động hoặc tải trọng quá mức đối với cơ bắp bị teo. Tránh những hoạt động mà bạn gây căng cơ hoặc tổn thương thêm vào cơ bắp đã bị teo. 

4. 5 bài tập phục hồi teo cơ bắp chân tại nhà

4.1. Duỗi chân thư giãn

Bước 1: Ngồi xuống thảm tập, một chân duỗi thẳng, một chân co lên, lòng bàn chân áp vào trong má đùi của chân kia.

Bước 2: Cúi người, tay chạm vào một đầu mũi chân đang duỗi, tay còn lại đặt lên chân kia và giữ tư thế trong 5s. Bạn cảm nhận cơ chân được kéo giãn căng.

Bước 3: Đổi bên chân và lặp lại bài tập.

Duỗi chân thư giãnDuỗi chân thư giãn

4.2. Ưỡn người kéo giãn cột sống

Bước 1: Nằm úp sấp người xuống thảm, hai chân duỗi thẳng và khép vào, hai cánh tay chống thẳng xuống đất.

Bước 2: Ưỡn lưng lên cao, đầu ngửa lên và hít thật sâu. Kéo giãn phần thắt lưng hết cỡ để máu dồn xuống chân nhiều hơn.

Bước 3: Giữ tư thế 5s rồi thả lỏng người và lặp lại bài tập.

Ưỡn người kéo giãn cột sống

4.3. Tập chân với dây kháng lực

Bước 1: Ngồi xuống thảm tập, lưng dựa vào tường để tạo điểm tựa. Một chân duỗi thẳng, một chân giơ lên cao. Lồng dây kháng lực vào chính giữa lòng bàn chân, hai tay cầm lấy hai đầu dây

Bước 2: Kéo hai tay về phía thân người, đồng thời chân đạp ra. Lúc này bắp chân của bạn sẽ nhận hai lực kéo và đẩy cùng lúc từ dây kháng lực. Cố gắng kéo tay và đạp chân cùng một lực tương đương để chân vẫn giữ nguyên vị trí nhưng vẫn chịu sức ép kháng lực.

Bước 3: Giữ tư thế 10s rồi đổi chân.

Tập chân với dây kháng lực

4.4. Nằm đạp xe

Bước 1: Nằm xuống sàn, tay buông thẳng tự nhiên, hai chân duỗi thẳng.

Bước 2: Nhấc hai chân lên cao, tạo góc 45 độ với mặt đất rồi luân phiên co duỗi hai chân giống với động tác đạp xe.

Bước 3: Đạp chân trong 40 giây rồi tạm nghỉ và thực hiện lại bài tập.

Nằm đạp xe

4.5. Duỗi người, cao chân

Bước 1: Nằm úp sấp người xuống thảm, hai chân duỗi thẳng và khép vào, hai bàn tay nắm chặt vào nhau và để phía trên mông, cánh tay duỗi thẳng

Bước 2: Ưỡn lưng lên cao, đầu ngửa lên và hít thật sâu. Kéo giãn phần thắt lưng hết cỡ để máu dồn xuống chân nhiều hơn. Hai chân nhấc lên khỏi mặt thảm.

Bước 3: Giữ tư thế 5s rồi thả lỏng người và lặp lại bài tập.

Trên đây là các thông tin về teo cơ bắp chân và các biện pháp hỗ trợ phục hồi rất dễ thực hiện. Bạn nên áp dụng tập 3 – 4 buổi 1 tuần, mỗi buổi kéo dài khoảng 15 – 20 phút thì tình trạng teo cơ chân của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian. FUJILUX chúc bạn phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Tham khảo thêm: 

Các tin khác

15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác 
11/04/2024
Hít thở sâu bị đau sườn phải là bệnh gì? Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích không chỉ hít thở sâu bị đau lưng phải, mà còn có thể bị mệt mỏi, 
10/04/2024
Triệu chứng hít thở sâu bị đau lưng trên bên trái có thể cảnh báo bạn đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu trong bài viết sau và trang bị ...
08/04/2024
Khi đau lưng dưới bên phải gần mông chỉ ở mức khởi phát trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm đá là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên
05/04/2024
Các bà mẹ thường bị đau lưng dưới gần mông sau sinh cúi người, khi bế em bé, khi cố nâng em bé lên cao hoặc chỉ đơn giản là khi đi bộ. Thông thường, b