Fuji Luxury Group
Bả vai đau nhức không giơ lên cao được có nguy hiểm không?

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được có nguy hiểm không?

Thứ 6, 20/10/2023, 10:10 GMT+7

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, với những trường hợp bệnh nặng phải tạm thời nghỉ làm vì không thể vận động khớp bả vai. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này, cùng FUJILUX theo dõi trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Đau nhức 2 bả vai là bệnh gì? 

Đau nhức ở 2 bả vai là một triệu chứng phổ biến, thường xuyên bắt gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp. Khi trở nên nghiêm trọng, các cơn đau có thể lan xuống cánh tay gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. 

Các chứng bệnh có thể gặp nếu người bệnh xuất hiện tình trạng đau 2 bả vai có thể như sau:

1.1. Các bệnh lý về cột sống cổ

Nếu mắc các bệnh lý về cột sống, người bệnh rất dễ bị đau nhức hai bả vai lan xuống cánh tay. Các bệnh cột sống thường gặp là:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Ở người lớn tuổi, các đĩa đệm của đốt sống cổ dần thoái hóa và bắt đầu phình ra. Các đĩa đệm dần khô và cứng hơn, đồng thời các đốt sống di chuyển gần nhau hơn. Cùng với đó, khi cơ thể già đi sẽ hình thành thêm gai xương quanh đĩa đệm để củng cố sức chịu đựng đối với các vận động của cột sống. Tuy nhiên, các gai xương đốt sống này lại gây thu hẹp khoảng trống khu vực rễ thần kinh thoát ra, từ đó gây chèn ép các rễ thần kinh khác, dẫn tới đau 2 bả vai lan xuống cánh tay. 

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đĩa đệm có phần nhân dạng chất nhầy. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng và gãy vỡ thì nhân đĩa đệm thoát ra ngoài, sau đó chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau lan từ bả vai đi xuống cánh tay. Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm chủ yếu xảy ra khi thực hiện nâng, đẩy vật nặng hoặc lao động quá sức. 

1.2. Dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép

Đau nhức bả vai và cánh tay có thể là do tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, gây tê liệt các đường dẫn truyền vận động. Một số tác nhân gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống bao gồm: U tủy cổ, lao, viêm màng nhện tủy cổ,...

2. Nguyên nhân đau nhức bả vai lan xuống cánh tay

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức bả vai lan xuống cánh tay, trong đó phải kể đến những yếu tố chính dưới đây: 

  • Vận động sai tư thế: Sử dụng vai và cánh tay quá mức, không đúng tư thế, nằm hoặc ngồi làm việc lệch vai và cột sống trong thời gian dài sẽ làm cho các cơ vùng cổ gáy bị co cứng, máu lưu thông kém không đủ nuôi dưỡng các cơ, xương và dây thần kinh, dẫn đến hình thành các cơn đau bả vai lan xuống cánh tay. Những người thường bị đau nhức cơ vai là những người làm việc văn phòng, tài xế lái xe, công nhân. 

  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là 1 túi trên khớp, cung cấp đệm cho khớp và cơ bắp. Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng, cứng và đau, gây triệu chứng đau vai và cánh tay. 

  • Chấn thương vai hoặc khớp vai: Xương đòn và xương bả vai được kết nối bằng dây chằng. Nếu xảy ra chấn thương ở vai, các dây chằng có thể bị kéo căng và rách, gây đau đớn cho bệnh nhân.

  • Chấn thương vòng bít xoay: Vòng bít xoay gồm gân và cơ bao quanh khớp vai. Khi thực hiện lặp lại 1 động tác trong thời gian dài, vòng bít xoay có thể bị chấn thương, gây đau khi chuyển động vai, thậm chí dẫn tới việc không cử động được khớp vai. Chấn thương này hay gặp ở người lao động tay chân, vận động viên,…

  • Gãy xương đòn và xương bả vai: Nếu ngã hoặc bị tác động mạnh vào phần vai thì xương đòn của bạn có thể sẽ bị gãy, gây triệu chứng đau vai và cánh tay.

  • Các nguyên nhân khác: Va đập mạnh, viêm gân, sau khi mắc bệnh zona, sau khi phẫu thuật, viêm khớp, nhồi máu cơ tim, bệnh túi mật, bệnh về phổi,...

3. Cách điều trị đau nhức bả vai lan xuống cánh tay

Đau nhức 2 bả vai có nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau. Tùy theo tình trạng cơn đau mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị theo các cách dưới đây. 

3.1. Nghỉ ngơi và thư giãn tại nhà

Thông thường, những chấn thương nhẹ do căng cứng cơ hoặc bầm tím có thể tự lành và không cần dùng thuốc. Bệnh nhân chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi, thư giãn các cơ bắp và dây chằng vùng bả vai. 

3.2. Chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp

Nếu cơn đau dai dẳng, ê ẩm thì bạn nên áp dụng phương pháp chườm nóng. Dưới tác động của nhiệt độ cao, các phần cơ ở bả vai sẽ được làm mềm và thả lỏng hơn. Đồng thời, phần cơ bắp được tác động nhiệt nóng sẽ kích thích máu lưu thông tốt hơn, tăng cường lưu lượng máu tới các vùng đang bị căng cứng. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và đỡ đau nhức hơn. 

>>> Tình trang đau cổ vai gáy bên trái, biến chứng không ngờ 

3.3. Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp cơn đau kéo dài không thuyên giảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.

3.4. Sử dụng ghế massage cổ vai chuyên sâu

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị nhức mỏi vai ở cấp độ ê ẩm, đau mỏi thông thường có thể tham khảo các thiết bị massage như ghế massage cố vai, đai massage đa năng,...Các thiết bị massage chuyên sâu cổ vai gáy có khả năng giải quyết các cơn đau cổ vai nhanh chóng, hỗ trợ thư giãn cơ bắp,nắn chỉnh xương khớp chính xác và chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm ghế massage tại FUJILUX - Thương hiệu ghế massage uy tín hàng đầu Việt Nam. 

Trên đây là những thông tin và lời khuyên của FUJILUX về cách điều trị bả vai đau nhức. Hy vọng những điều này sẽ giúp ích và cải thiện được sức khỏe của bạn và người thân. 

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác