Ngủ sai tư thế như nằm đè lên cánh tay, bàn tay hoặc ngủ thiếp trong khi tay không có điểm tựa sẽ dẫn đến tình trạng cánh tay bị gián đoạn lưu thông máu, và gây ra tình trạng tê cánh tay trái khi thức dậy.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao cánh tay trái của mình thường xuyên bị tê mỏi không? Khi gặp phải tình trạng đó, sự vận động của cánh tay trái bị hạn chế, gây nhiều khó khăn trong lúc cầm nắm đồ vật hay thực hiện các hoạt động hằng ngày. Vậy Tê mỏi cánh tay trái là bệnh gì? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này nhé.
Tê cánh tay trái thường là do dây thần kinh ở vai, tay hoặc lưng bị chèn ép. Điều này có thể gây nên cảm giác ngứa râm ran từ bả vai xuống đến đầu ngón tay.
Triệu chứng rõ thấy nhất của tê cánh tay trái là bạn sẽ cảm nhận phần từ bả vai xuống đến cánh tay tê dần và mất cảm giác. Đồng thời, do các dây thần kinh có sự liên quan đến nhau nên tê cánh tay có thể đi kèm với triệu chứng ù tai, sưng đau tay, cảm thấy khó khăn trong việc vận động cánh tay trái.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tê cánh tay trái như dây thần kinh bị chèn ép, chấn thương hay hoạt động sai tư thế. Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tê cánh tay trái mà các bệnh nhân thường xuyên gặp phải.
Ngủ sai tư thế như nằm đè lên cánh tay, bàn tay hoặc ngủ thiếp trong khi tay không có điểm tựa sẽ dẫn đến tình trạng cánh tay bị gián đoạn lưu thông máu, và gây ra tình trạng tê cánh tay trái khi thức dậy.
Như bạn đã biết, tình trạng tê mỏi cánh tay trái xuất hiện khi dây thần kinh ở tay bị chèn ép. Vậy nên, khi gặp các chấn thương ở tay, phần lớn sẽ gây tác động xấu tới hệ thống dây thần kinh. Tùy vào tính nghiêm trọng của chấn thương mà sẽ có các triệu chứng khác nhau như: cảm giác như bị kim châm, ngứa râm ran cho đến mất hoàn toàn cảm giác ở cánh tay.
Khi giữ tay ở một tư thế không thoải mái quá lâu sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh, điều này có thể gây ra sự chèn ép dây thần kinh và làm tê tay. Chẳng hạn như đặc thù nghề nghiệp của bạn là giáo viên phải cầm phấn viết bảng trong thời gian dài sẽ thường xuyên bị tê mỏi cánh tay trái và lan ra hai bả vai.
Thuật ngữ “bệnh thần kinh ngoại biên” dùng để chỉ những tình trạng tổn thương dây thần kinh ở vùng ngoại vi (dây thần kinh nằm ngoài não và tủy sống). Đây là bộ phận có nhiệm vụ truyền tải thông tin giữa các hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống) tới các cơ.
Tùy vào tình trạng của dây thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
Tê bì hoặc ngứa râm ran từ cánh tay lan xuống bàn tay
Yếu cơ, teo cơ hoặc mất cơ
Co giật cơ không kiểm soát
Tăng sự tiết ra của mồ hôi
“Tê bàn tay trái là bệnh gì?” hay “Tê mỏi cánh tay trái là bệnh gì?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi mới gặp tình trạng này. Bị tê cánh tay trái có thể xảy ra do các nguyên nhân đã đề cập ở trên, như hoạt động sai tư thế hoặc chấn thương mềm. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan nếu tình trạng này diễn ra thất thường và có dấu hiệu đau nhức cánh tay. Dưới đây là một số căn bệnh có thể gây ra cảm giác tê mỏi cánh tay mà bạn cần chú ý.
Khi ống sống ở cổ bị hẹp lại sẽ chèn ép tủy sống cũng như các dây thần kinh xung quanh nó. Vậy nên, người mắc chứng hẹp ống sống cổ thường có xu hướng bị tê cánh tay trái hoặc đau nhức cổ và lưng.
Theo thống kê cho thấy, bệnh nhân đã bị thoái hóa cột sống cổ thường dễ phát sinh tình trạng hẹp ống sống cổ. Bên cạnh đó, các chấn thương hay khối u ở cổ cũng là nguyên nhân gây đến tình trạng này.
Nếu cảm thấy tay bị tê mỏi thất thường và diễn ra trong thời gian dài, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp chữa trị kịp thời.
Khi đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu trong đốt sống sẽ có nguy cơ chèn vào các dây thần kinh xung quanh nó. Điều này là nguyên nhân chính dẫn tới trình trạng thường xuyên đau nhức và bị tê mỏi cánh tay trái hoặc lan xuống bàn tay.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn ra các phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh nên chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm do tuổi tác gây nên. Các phương pháp phòng tránh bạn có thể áp dụng bao gồm: tập thể dục thường xuyên, sử dụng các thiết massage hỗ trợ trị liệu, tập vật lý trị liệu,...
Những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh Migraine sẽ có nguy cơ cao bị yếu cơ và liệt một bên cơ thể. Tình trạng này có thể xuất hiện đồng thời với các cơn đau đầu thông thường nên bạn cần phải hết sức lưu ý. Một số dấu hiệu thường gặp của chứng đau đầu Migraine có thể kể đến bao gồm:
Bị tê cánh tay trái, phải hoặc ngứa râm ran ở một bên tay và chân.
Đau đầu từ nhẹ tới nặng, đôi lúc đau dữ dội.
Thường xuyên đau đầu một bên và có thể đau lan qua bên còn lại.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Suy giảm trí nhớ
Mất trí nhớ
Thay đổi tính cách
Co giật
Theo viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Bệnh thận (NIDDK), thì có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ bị một số tổn thương thần kinh.
Bệnh đái tháo đường sẽ gây tổn thương dây thần kinh ở cánh tay khiến người bệnh cảm giác ngứa râm ran như “Kiến bò” hoặc bị tê cánh tay trái, phải.
Đột quỵ dễ xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp đến não bị giảm hay tắc nghẽn hoàn toàn hoặc do vỡ một mạch máu trong não. Tình trạng này vô cùng nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng đột quỵ mà bạn nên chú ý bao gồm:
Trí nhớ giảm sút trầm trọng gây lú lẫn
Hoa mày chóng mặt
Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi
Đau đầu đột ngột dữ dội
Bị tê cánh tay trái, phải hay yếu cơ tay chân hoặc nửa mặt
Hiện nay căn bệnh này vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân, nhưng các triệu chứng sớm của căn bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cánh tay và bàn tay. Các triệu chứng ban đầu của chứng đa xơ cứng bao gồm: tê liệt tay chân, đau nhức, yếu cơ ở tay và chân. Các triệu chứng khác có thể là giảm thị lực, thiếu sự phối hợp hoặc mất cân bằng.
Theo Hiệp hội Đa xơ cứng Quốc gia, chứng bệnh này sẽ gây tê liệt cơ mặt, tê mỏi cánh tay trái, phải từ nhẹ đến nặng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tê mỏi cánh tay là thay đổi thói quen sống lành mạnh, thường xuyên vận động thể thao cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin, dưỡng chất quan trọng như vitamin B, sắt, magie,... Sau đây là những cách phòng tránh tê mỏi cánh tay đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu đi khắp cơ thể và cải thiện tình trạng tê mỏi hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng từ các động tác nhẹ như xoay vai, cánh tay, cổ tay hay cổ chân để giúp cơ xương khớp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, không nên thực hiện một bài tập ở một vị trí quá lâu.
Trong củ nghệ có chứa Curcumin giúp chống viêm và tăng cường lượng máu tới khu vực đang thiếu máu. Người bệnh có thể sử dụng một ly nước nghệ tươi hoặc thêm nghệ vào trong công thức nấu ăn để cải thiện tình trạng tê mỏi cánh tay hiệu quả và tốt nhất.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như trứng, ngũ cốc, sữa, cá, đậu, các loại hạt,... Việc bổ sung Vitamin sẽ tăng cường hàm lượng Magie trong máu để tránh bị tê mỏi cánh tay. Magie cũng có nhiều trong sữa chua, các loại rau lá xanh, chuối, đậu nành, socola đen,...
Ghế massage hỗ trợ trị liệu hay đai massage đa năng đang được nhiều người lựa chọn là phương pháp mát xa đơn giản tại nhà. Các thiết bị massage sẽ xoa bóp đồng thời trong cơ xương khớp, kết hợp với nhiệt nóng kích thích tuần hoàn máu sẽ giúp máu lưu thông tới các chi, ngăn ngừa tình trạng tê mỏi cánh tay.
>>> Tuyệt chiêu massage lòng bàn tay giảm đau nhanh chóng
Việc tác động nhiệt nóng đặc biệt là nước muối nóng/ấm sẽ kích thích giãn nở mạch máu để máu được lưu thông tốt hơn. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng tê mỏi cánh tay mà còn giúp não được cung cấp đầy đủ Oxi và máu, từ đó tinh thần cũng được nghỉ ngơi thư giãn.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tê mỏi cánh tay trái là bệnh gì?”. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm tức thì, tuy nhiên nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách, nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn là dẫn tới những căn bệnh vô cùng nguy hiểm.