Fuji Luxury Group
7 Dấu hiệu bệnh suy thận mà bạn nhất định phải chú ý

7 Dấu hiệu bệnh suy thận mà bạn nhất định phải chú ý

Thứ 2, 08/01/2024, 09:39 GMT+7

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận và đi khám ngay là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Dấu hiệu bệnh suy thận thường không thể hiện rõ ràng, vì vậy cần đặc biệt quan sát tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm những điểm bất thường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy thận.

1. Suy thận là gì? 

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, trong đó chức năng của thận bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng suy thận có thể được chia thành hai loại chính là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh sớm, ta có thể đạt được kết quả cao trong quá trình điều trị. Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Suy thận là gì?

2. 7 Dấu hiệu bệnh suy thận giai đoạn đầu

Việc phát hiện ra bệnh sớm có là vô cùng quan trọng đối với việc điều trị bệnh về thận. Nhìn chung, không có sự khác biệt giữa triệu chứng bệnh thận ở nữ giới và triệu chứng bệnh thận ở nam gới. Dưới đây là 7 dấu hiệu bệnh suy thận mà người bệnh có thể gặp:

2.1. Suy nhược cơ thể

Hầu hết bệnh nhân bị suy thận mạn tính thường gặp tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến sự suy giảm chức năng của thận, chỉ đạt khoảng 20% đến 50% hiệu suất so với người bình thường. Nếu bạn nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và uể oải liên tục, có thể đó là dấu hiệu của suy thận.

2.2. Da bị phát ban và ngứa ngáy

Khi thận gặp vấn đề, sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải trong máu, dẫn đến da nổi phát ban và ngứa ngáy. Do đó, để ý và nhận biết những triệu chứng này khi xuất hiện trên da rất quan trọng.

2.3. Đau lưng

Khi xuất hiện những cơn đau lưng âm ỉ, cơn đau lan dần ra phía trước vùng hông hoặc vùng xương chậu thì đây có thể là dấu hiệu bệnh suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý.

7 Dấu hiệu bệnh suy thận giai đoạn đầu

2.4. Khó thở

Suy thận gây suy giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi máu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch trong cơ thể và suy giảm chức năng của phổi. Thêm vào đó, giảm hồng cầu còn gây khó khăn trong việc vận chuyển oxy tới các bộ phận. 

2.5. Bị hôi miệng

Khi chất thải không được loại bỏ ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều trong máu sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh còn cảm nhận thấy trong miệng có vị của kim loại. Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh về răng miệng.

2.6. Cơ thể phù nề

Khi chất thải không được loại bỏ ra khỏi cơ thể sẽ khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng cơ thể tích nước, gây phù nề các vị trí như chân, tay và mặt.

2.7. Tiểu tiện thất thường

Một dấu hiệu bệnh suy thận phổ biến chính là "tiểu tiện bất thường". Bởi, lúc này chức năng của thận suy giảm sẽ ảnh rất lớn đến việc tiểu tiện. Vậy nên, khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu, mùi bất thường hoặc lẫn máu thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và đi khám để được chẩn đoán kịp thời. 

Với dấu hiệu này, khá nhiều người cũng đặt ra câu hỏi “liệu đi tiểu nhiều có phải bệnh thận không?” Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, cũng có thể là các nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết chỉ liên quan đến bệnh thận. Đi tiểu nhiều có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe thận, bao gồm:

  • Tiểu đường: Sự thay đổi mức đường huyết và hoạt động của insulin có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến tiểu nhiều.

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây kích thích thận và khiến bạn gia tăng nhu cầu đi tiểu.

  • Sỏi thận: Khi mắc sỏi thận, các viên sỏi trong thận sẽ gây cản trở, ứ đọng dòng chảy nước tiểu, có thể làm tăng nhu cầu tiểu tiện của người bệnh.

  • Viêm thận: Viêm thận có thể làm suy giảm chức năng lọc chất thải của thận, khiến người bệnh tiểu khó và tăng số lần đi tiểu nhiều hơn so với thông thường. 

  • Teo thận: Do sự suy giảm chức năng lọc của thận

3. Nguyên nhân gây suy thận là gì? 

Như đã biết, suy thận có thể được chia thành hai loại chính là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

3.1. Nguyên nhân gây suy thận cấp

Suy thận cấp bao gồm 3 cơ chế chính bao gồm: thiếu lưu lượng máu đến thận, tắc nghẽn nước tiểu ở thận và các bệnh lý về thận. Một số nguyên nhân chính gây suy thận cấp có thể bao gồm: 

  • Chấn thương gây mất quá nhiều máu

  • Mất nước, thói quen không uống đủ nước trong thời gian dài

  • Thói quen ăn quá mặn gây ứ đọng cặn của tinh thể muối trong thận

Thói quen ăn quá mặn gây ứ đọng cặn của tinh thể muối trong thận

  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết

  • Do biến chứng bệnh lupus ban đỏ gây suy thận 

  • Phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến

  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc khác

  • Biến chứng trong giai đoạn thai kỳ như: tiền sản giật, sản giật hoặc có liên quan đến hội chứng HELLP

>>> Bệnh suy thận mấy giai đoạn và sống được bao lâu?

3.2. Nguyên nhân gây suy thận mạn

Suy thận mạn tính vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe con người, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là:

  • Bệnh về huyết áp

  • Bệnh đái tháo đường

  • Viêm cầu thận

Viêm cầu thận

  • Viêm ống thận mô kẽ

  • Bệnh thận đa nang

  • Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

  • Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn tới tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

  • Viêm đài bể thận liên tục tái phát 

Viêm đài bể thận liên tục tái phát

Tóm lại, việc nhận biết và hiểu rõ dấu hiệu bệnh suy thận sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như sự thay đổi bất thường về nước tiểu, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đau lưng kéo dài, hãy đi khám ngay lập tức. Đừng chần chừ hay chủ quan vì sức khỏe luôn quan trọng nhất!

>>> Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì

Bắt đầu từ hôm nay, hãy xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh với FUJILUX bằng cách duy trì thói quen sống lành mạnh hàng ngày và thường xuyên sử dụng ghế massage Nhật Bản để tăng cường sự thư giãn và cải thiện sức khỏe toàn diện. Hãy chăm sóc bản thân để mỗi ngày bạn đều tràn đầy năng lượng, vui vẻ và thành công hơn!

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác