Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì, nguy hiểm hay không? Lupus ban đỏ là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là da và khớp xương. Trong trường hợp phát hiện muộn, bệnh lupus ban đỏ có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Còn nếu bệnh được chẩn đoán sớm và sử dụng đúng các phương pháp trị liệu, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội dứt điểm bệnh tật hoàn toàn.
Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì và lây qua đâu? Lupus ban đỏ là một dạng bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch phản ứng sai lệch nên tạo ra những kháng thể, nhằm tự chống lại tế bào bình thường trong cơ thể. Trong đó, 2 dạng thường gặp nhất của căn bệnh lupus ban đỏ này là 2 loại là dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây nên cho căn bệnh Lupus ban đỏ này. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan dưới đây có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình bị bệnh lupus ban đỏ, thì bạn cũng có nguy cơ mắc lupus ban đỏ cao gấp 20 lần.
Môi trường: Một số tác nhân độc hại do ô nhiễm môi trường có thể gián tiếp ảnh hưởng tới cơ thể, và tăng nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, ánh nắng mặt trời với các tia UV độc hại cũng có thể trở thành nguyên nhân gây lupus ban đỏ.
Nội tiết: Bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản do rối loạn nội tiết tố.
Các loại thuốc: Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh, có nguy cơ khởi phát căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi ở mỗi người và thường xuyên biến đổi qua thời gian. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh Lupus ban đỏ:
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu đều có tình trạng nổi hồng ban với hình dạng cánh bướm trên da, do người bệnh thường nhạy cảm hơn với ánh nắng.
Thông thường, những vùng da như da mặt, da cổ, bàn tay, cổ tay,...thường dễ tổn thương hơn so với những vùng da còn lại. Sau một thời gian mắc căn bệnh này, vùng da bị tổn thương của người bệnh có thể dần teo phần giữa, trông giống như hình đĩa.
Vậy mắc bệnh lupus ban đỏ có ngứa không? Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng trên da nhưng lại không hề cảm thấy ngứa ngay hay đau rát, hoặc chỉ ngứa rất ít. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa có thể xuất phát từ các tổn thương da do lupus gây ra, đặc biệt là khi da bị viêm hoặc khi phát ban. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng triệu chứng lupus và gây ngứa ở một số trường hợp.
Cũng có vài trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ xuất hiện tình trạng bọng nước hay dát xuất huyết trên da. Đặc biệt, người bệnh cũng thường xuyên bị loét vùng niêm mạc ở miệng dù không có cảm giác đau nhức. Thêm vào đó, người bệnh cũng bị rụng tóc và vàng tóc nhiều hơn so với bình thường.
Người bệnh lupus ban đỏ cũng có thể có các biểu hiện ở tim như đau ngực và khó thở, thậm chí biến chứng tới suy tim nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng viêm phổi, viêm màng phổi hoặc suy hô hấp, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối.
Nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ cũng thường cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt và vận động hàng ngày, do những ảnh hưởng tới cơ xương khớp khi mắc bệnh. Bệnh có thể gây viêm khớp, đặc trưng bởi đau và sưng ở khớp, đau xương khớp không kèm theo sưng, và tăng nguy cơ loãng xương cũng như gãy xương.
Trong nhiều trường hợp, một số bệnh nhâni cũng có biểu hiện thiếu máu từ nhẹ đến nặng và thường xuyên mệt mỏi khi mắc căn bệnh này. Hơn thế, người bệnh cũng có thể gặp nhiều vấn đề thần kinh khác.
Tuy đã biết bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì và các triệu chứng của bệnh nhưng bạn sẽ cảm thấy khó nhận biết và dễ nhầm lẫn qua các bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân lupus ban đỏ được chẩn đoán dù chỉ sụt cân, mệt mỏi, hay sốt nhẹ, đau cơ xương khớp, viêm loét miệng, rối loạn kinh nguyệt,...
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch mạn tính và đến nay vẫn CHƯA CÓ phương pháp chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng, giảm thiểu sự phát triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Một điều đáng lưu ý đó là, bệnh lupus ban đỏ có diễn tiến rất phức tạp và khó nhận biết. Nếu không được chẩn đoán và điều trị dứt điểm kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Một số biến chứng bệnh lupus ban đỏ có thể xảy ra:
Viêm cơ tim, suy tim hay thậm chí trụy tim gây tử vong
Thiếu máu, đông máu, gây tắc mạch máu và viêm.
Khó thở, suy hô hấp hoặc các bệnh liên quan đến phổi
Rối loạn thần kinh
Thiếu máu, hoặc xuất huyết não.
Nhiễm trùng dẫn đến nhiễm khuẩn máu gây tử vong.
Nếu phát hiện sớm, căn bệnh lupus ban đỏ này hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt với những phác đồ thích hợp.
Vậy Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu? Các nghiên cứu từ Tổ chức Lupus của Mỹ đã chỉ ra rằng, từ 80-90% bệnh nhân Lupus có khả năng sống sót qua 10 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là con số này không phản ánh giới hạn cuối cùng của tuổi thọ. Trên thực tế, rất nhiều người mắc bệnh lupus có thể sống một cuộc sống bình thường nhờ vào việc theo dõi và điều trị chặt chẽ.
Sau khi hiểu được bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì rồi, hãy cùng xem qua một số hướng dẫn dưới đây để có hướng chăm sóc cơ thể đúng đắn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Lưu ý dành cho người mắc bệnh lupus ban đỏ:
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bôi kem chống nắng hoặc mặc trang phục chống nắng để bảo vệ làn da.
Tuyệt đối không hút thuốc lá.
Tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 15 phút mỗi ngày để nâng cao đề kháng.
Ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả và các loại hạt.
Bổ sung thêm vitamin D, canxi, dầu cá,...theo hướng dẫn của bác sĩ
Loại bỏ căng thẳng và duy trì tinh thần thư giãn.
Kiểm tra sức khỏe và điều trị theo chỉ định chuyên khoa của bác sĩ.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì?, cũng như hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp được phát hiện sớm, việc điều trị và kiểm soát bệnh hoàn toàn không quá khó khăn với nền y học hiện đại. Do đó, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở uy tín, đặc biệt là khi có biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh.