Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh lý khác nhau. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì - điều này rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe đối với bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận.
1. Bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?
Bệnh nhân mắc sỏi thận cần tuân theo chế độ ăn được bác sĩ khuyến nghị một cách nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng, trong đó có suy thận. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm mà bệnh nhân sỏi thận cần kiêng ăn hoặc không tiêu thụ để giúp thận hoạt động tốt hơn.
1.1. Muối và đồ ăn nhanh
Natri là một thành phần chính của muối, khi một lượng lớn natri tích tụ có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, cần hạn chế sử dụng muối trong thực đơn hàng ngày và tránh các thực phẩm chứa natri cao như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, mỳ gói, hải sản muối,...
1.2. Protein động vật
Chất đạm động vật có trong thịt, gia cầm và hải sản, khi tiêu thụ quá nhiều có thể tăng mức acid uric và calcium trong nước tiểu, góp phần tạo thành sỏi thận. Hãy thay thế một phần đạm động vật bằng các nguồn đạm thực vật như đậu phụ, quả hạch, các loại hạt, và các sản phẩm khác họ nhà đậu.
1.3. Đồ uống có cồn
Khi tiêu thụ cồn nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể. Khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ chỉ còn các chất giàu muối và khoáng chất (canxi hoặc oxalate) có thể tạo thành sỏi thận. Do đó, người bệnh sỏi thận cần tránh uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác.
1.4. Thực phẩm có hàm lượng Oxalate cao
Nếu bạn đã từng bị sỏi thận hãy hạn chế hoặc kiêng hẳn các thực phẩm giàu oxalate như: khế chua, rau muống, cải bó xôi, củ cải đường,.... Lý do bởi, oxalate có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu và tạo thành sỏi.
>>> Bệnh suy thận mấy giai đoạn và sống được bao lâu?
1.5. Thực phẩm chứa hàm lượng Kali cao
Nạp quá nhiều Kali sẽ dẫn tới tăng huyết áp và tạo áp lực lên thận, làm giảm khả năng loại bỏ chất cặn bã và tăng nguy cơ hình thành sỏi. Do đó, hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu kali như chuối, bơ, khoai tây,... một cách hạn chế nếu bạn đang bị bệnh sỏi thận.
1.6. Đường và đồ ngọt
Đường và các loại đồ ngọt đều chứa nhiều fructose và sucrose, nguyên nhân dẫn tới hình thành sỏi thận và bệnh tiểu đường. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ các loại bánh ngọt, socola và các đồ ăn ngọt khác để giảm nguy cơ sỏi thận.
2. Ăn gì để đẩy lùi bệnh sỏi thận?
Để đẩy lùi bệnh sỏi thận và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh cần phải biết ăn và uống cái gì tốt cho thận. Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm và thói quen ăn uống có thể giúp ích cho người bệnh sỏi thận.
2.1. Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước không chỉ giúp duy trì sự hydrat hóa cần thiết cho cơ thể mà còn giúp thanh lọc, loại bỏ các chất độc hại và ngăn ngừa sự tập trung của muối và khoáng chất gây tạo thành sỏi thận. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
2.2. Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin, và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng quát, đồng thời cũng hỗ trợ chức năng thận. Rau xanh như bông cải xanh, măng tây, và rau mồng tơi,... đều là những lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh thận.
2.3. Trái cây giàu Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương. Hoa quả họ nhà cam, quýt, chanh, kiwi, dứa, dưa hấu,... cũng là những trái cây giàu vitamin C mà người bệnh thận có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
2.4. Thực phẩm giàu Vitamin A và D
Vitamin A và D là hai vitamin quan trọng cho sức khỏe chung cũng như chức năng thận. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cà rốt, nho khô, khoai lang, và cải xoong,... Các nguồn hữu ích của vitamin D bao gồm cá hồi, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa giàu canxi,... Tham khảo các thực phẩm trên để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho người bệnh sỏi thận.
2.5. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một khoáng chất quan trọng để duy trì xương và răng chắc khỏe. Đối với người bệnh thận, cân nhắc lựa chọn các nguồn canxi thích hợp như sữa chua ít đường, hạt chia, các loại hạt, đậu đen và bông cải xanh để hạn chế lượng photpho có thể gây hại cho thận.
2.6. Đậu nành và các thực phẩm họ nhà đậu
Đậu và các sản phẩm từ đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu hũ,... đều chứa chất xơ, đạm thực vật và các phytosterol có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đậu nành và các thực phẩm họ nhà đậu cũng là một nguồn protein tuyệt vời, đặc biệt đối với những người bệnh sỏi thận phải hạn chế ăn chất đạm động vật.
Bệnh thận uống nước dừa được không?
Nước dừa có nồng độ kali tự nhiên cao, đặc biệt là nước dừa tươi. Vậy nên, việc tiêu thụ quá nhiều nước dừa có thể gây tăng nồng độ kali trong máu, không tốt cho người bị bệnh thận. Người bệnh thận nên hạn chế uống nước dừa hoặc cần nhận sự tư vấn từ bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe
Từ hôm nay, hãy bắt đầu nâng cao sức khỏe của bạn cùng với FUJILUX thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày và sử dụng ghế massage Nhật thường xuyên. Hãy quan tâm đến bản thân mỗi ngày để luôn tràn đầy năng lượng, niềm vui và đạt được nhiều thành công hơn!