Fuji Luxury Group
Bệnh suy thận mấy giai đoạn và sống được bao lâu?

Bệnh suy thận mấy giai đoạn và sống được bao lâu?

Thứ 5, 11/01/2024, 09:43 GMT+7

Bệnh suy thận đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chúng ta nên quan tâm tới. Trong bài viết này, FUJILUX sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về bệnh suy thận như bệnh suy thận mấy giai đoạn, giai đoạn nào bệnh nhân cần phải chạy thận, cũng như bệnh nhân có thể sống được bao lâu khi mắc căn bệnh này. 

1. Bệnh suy thận mạn là gì? 

Suy thận mạn là kết quả cuối cùng của các bệnh thận - tiết niệu mạn tính, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Căn bệnh này sẽ làm giảm khả năng lọc chất cầu thận, gây rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính và loãng xương - nhuyễn xương - gãy xương.

Bệnh suy thận mạn là gì? 

Bệnh thường có diễn tiến từ từ, trở nặng ở giai đoạn cụ thể, và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Khi hai bên thận đã mất hoàn toàn chức năng, người bệnh cần phải được điều trị thay thế bằng cách lọc máu (chạy thận, lọc màng bụng) hoặc ghép thận. Quá trình điều trị thường kéo dài và rất tốn kém, gây mệt mỏi và chán nản cho người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị suy thận kịp thời mới có thể cải thiện tình trạng, trì hoãn tiến triển thành suy thận cuối cùng và nâng cao chất lượng sống. 

2. Bệnh suy thận mấy giai đoạn

Theo Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) và Hội Thận học quốc tế (ISN - International Society of Nephrology) đã phân loại các giai đoạn bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ lọc cầu thận (GFR) như sau:

  • Giai đoạn 1: GFR bình thường hoặc cao (GFR > 90 mL/phút)

  • Giai đoạn 2: Bệnh thận mạn nhẹ (GFR khoảng 60 - 89 mL/phút)

  • Giai đoạn 3A: Suy thận mạn vừa (GFR khoảng 45 - 59 mL/phút), 

  • Giai đoạn 3B: Suy thận mạn vừa (GFR khoảng 30 - 44 mL/phút)
  • Giai đoạn 4: Bệnh thận mạn nặng (GFR khoảng 15 - 29 mL/phút)

  • Giai đoạn 5: Bệnh thận giai đoạn cuối (GFR < 15mL/phút)

Bệnh suy thận mấy giai đoạn

2.1. Suy thận giai đoạn 1 và 2 

Người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 1 và 2 (CKD) bị tổn thương thận với mức lọc cầu thận (GFR)  từ bình thường hoặc cao trên 60 ml/phút. Triệu chứng bệnh thân giai đoạn 1 và 2 có thể bao gồm: 

  • Chán ăn

  • Thiếu máu nhẹ

  • Tiểu đêm nhiều

  • Thường mệt mỏi 

  • Đau nhức 2 bên thắt lưng

Phần lớn người bệnh mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 1 và 2 chỉ tình cờ phát hiện khi họ đi khám sức khỏe cùng với bệnh khác. Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn này, người bệnh sẽ nhận được hiệu quả điều trị cao nhất, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ kiểm soát gần như hoàn toàn tình trạng bệnh. 

>>> 7 Dấu hiệu bệnh suy thận mà bạn nhất định phải chú ý

2.2. Bệnh thận mạn giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3, chức năng của thận có sự suy giảm đáng kể. Một số dấu hiệu cho thấy ai đó đã mắc phải bệnh thận mạn giai đoạn 3 như sau:

  • Mệt mỏi

  • Chán ăn, giảm sức ăn

  • Đau buốt lưng thất thường 

  • Phù mí mắt

  • Sưng phù chân và tay

  • Có sự thay đổi trong tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu.

Bệnh thận mạn giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3 của suy thận, bác sĩ thường chia thành hai giai đoạn nhỏ là 3A và 3B. Trong giai đoạn 3A, tốc độ lọc cầu thận giảm thấp hơn so với giai đoạn 2. Người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu và một số các vấn đề về xương khớp khác.

 

Còn trong giai đoạn 3B, lúc này thận đã bị tổn thương nghiêm trọng khiến tốc độ lọc cầu thận giảm nhanh. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ngay trong giai đoạn 3B này. Tiên lượng của người bệnh trong giai đoạn này phụ thuộc vào việc có hay không có các dấu hiệu của tiểu đạm, cụ thể là tiểu đạm vi thể hoặc tiểu đạm đại thể, mức độ nghiêm trọng còn tùy từng trường hợp.

2.3. Suy thận giai đoạn 4

Khi bệnh suy thận vào giai đoạn 4, các triệu chứng lâm sàng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu do suy giảm chức năng lọc máu của thận, bao gồm:

  • Da dẻ xanh xao 

  • Huyết áp cao

  • Xuất huyết đường tiêu hóa 

  • Chán ăn

  • Tiểu đêm nhiều

  • Buồn nôn

  • Phù thận, phù nề ở mặt và tay chân

  • Ngứa ngáy toàn thân 

  • Đau đầu và đau xương khớp thường xuyên.

Do chất độc tích tụ trong máu ngày càng nhiều cũng như chức năng lọc máu của thận suy giảm, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là các tình trạng nhiễm độc. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy tim, tăng huyết áp, phù não, phù phổi, tiểu đường,… Suy thận giai đoạn 4

Để làm dịu các triệu chứng và giảm nguy cơ tổn thương cơ quan bên trong, trong một số trường hợp, chạy thận sớm có thể cần thiết. Đặc biệt, nếu suy thận là do nguyên nhân đái tháo đường, chạy thận có thể hỗ trợ loại bỏ nước dư thừa và chất độc trong máu.

2.4. Suy thận giai đoạn 5

Giai đoạn 5 là giai đoạn cuối cùng và nặng nhất trong các giai đoạn bệnh thận mạn. Lúc này, thận đã bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng, với mức lọc cầu giảm dưới 15 mL/phút. Người bệnh sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng lâm sàng do sự nhiễm độc của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, da và máu.

Trong giai đoạn 5 của suy thận, người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên để duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh. Một phương pháp điều trị hiệu quả và mang lại hy vọng sống lâu dài khác cho người bệnh chính là ghép thận.

3. Bệnh suy thận sống được bao lâu? 

Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc lọc màng bụng thì có thể duy trì sự sống thêm khoảng 5 năm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tuổi tác và thể trạng của người bệnh. Phần lớn bệnh nhân bị suy thận có độ tuổi trên 75 tuổi, sau khi chạy thận chỉ duy trì sự sống thêm được từ 2-3 năm. 

Bệnh thận sống được bao lâu?

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân lựa chọn phương pháp ghép thận thì tuổi thọ có thể duy trì thêm ít nhất từ 5 năm. Trong trường hợp bệnh nhân được nhận thận từ người thân có cùng huyết thống thì cơ hội sống sẽ cao hơn. Theo thống kê, có tới 95-98% bệnh nhân sẽ sống được thêm 5 năm, 75-85% sống được thêm 10 năm và sẽ có 50% cơ hội bệnh nhân sẽ duy trì sự sống trên 20 năm. Điều này đồng nghĩa với việc, bệnh nhân ghép thận có thể kéo dài sự sống thêm từ 5-20 năm nếu được điều trị đúng cách và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

>>> Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì

Trên đây là các thông tin mà FUJILUX đã tổng hợp và giải đáp chi tiết các câu hỏi về “bệnh suy thận mấy giai đoạn” và “ bệnh thận sống được bao lâu?”. Tóm lại, bệnh suy thận nếu được phát hiện kịp thời để điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của mình thêm tới 20 năm. 

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác