Có thể bạn chưa biết, gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý về gan phổ biến hàng đầu tại Việt Nam, với tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 20 - 30% dân số ở mọi độ tuổi. Thông thường, có 3 mức độ gan nhiễm mỡ từ 1 đến 3, ở giai đoạn 1 thường không có dấu hiệu và chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Vậy mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 có sao không? Cần chú ý gì trong giai đoạn này? Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu ngay nhé!
Gan nhiễm mỡ là khái niệm chỉ hiện tượng lượng mỡ thừa tích tụ trong gan với tỷ lệ cao, khoảng trên 5% so với trọng lượng cơ bản của cơ quan này. Khi tỷ lệ mỡ bên trong gan lên đến 5-10% thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1. Tình trạng gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này khó phát hiện, nhưng nếu được điều trị sẽ nhanh chóng phục hồi hoàn toàn. Còn nếu không kịp thời điều trị, gan nhiễm mỡ có thể chuyển biến nặng hơn một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể.
Gan nhiễm mỡ độ 1 có sao không? Gan nhiễm mỡ độ 1 rất khó để nhận biết. Thông thường, tình trạng bệnh được phát hiện khi các bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy giai đoạn này vẫn chưa thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng sinh hoạt, nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gặp các nguy cơ tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... hay thậm chí gây ra bệnh xơ gan, ung thư gan.
Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ độ 1 có sự nguy hiểm vì nó thường diễn tiến bệnh âm thầm với tốc độ khá nhanh. Người bệnh cần phải nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt, tích cực luyện tập thể thao và cân bằng cuộc sống để ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Gan nhiễm mỡ độ 1 không có biểu hiện rõ ràng nào. Do đó, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh là do kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thậm chí ở giai đoạn mới khởi phát, nhiều người bệnh có thể nhầm lẫn triệu chứng này đến từ các căn bệnh khác.
Tuy vậy, bạn cũng có thể chủ động khi thăm khám chức năng gan nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây:
Hay mệt mỏi
Ăn không ngon
Hay buồn nôn
Dễ bị mất sức
Da bị sạm màu
Ngoài ra, một số bệnh nhân có vẻ ngoài khỏe mạnh cũng có thể đang tiềm ẩn nguy cơ mắc căn bệnh này. Vì thế, bạn và gia đình nên chủ động khám sức khỏe tổng quát tối thiểu 6 tháng 1 lần để tầm soát bệnh tật nhanh chóng nhất.
Gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ tác hại của rượu bia hoặc các nguyên nhân khác.
Rượu bia hoặc các thức uống có cồn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1. Việc tiêu thụ một lượng lớn thức uống không lành mạnh gây ảnh hưởng tới chức năng gan, giảm phân giải chất béo, gây tích tụ mỡ trong gan thời gian dài. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng ít rượu bia, bạn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ cũng có thể xuất phát từ nhiều tác nhân như:
Bệnh béo phì, thừa cân
Bệnh nhân đái tháo đường type 2
Phát triển từ bệnh viêm gan
Yếu tố di truyền trong gia đình
Tăng lipid máu hay còn gọi là mỡ máu
Buồng trứng đa nang ở nữ giới
Suy giảm chức năng tuyến yên, tuyến giáp
Lớn tuổi gây suy giảm chức năng của gan
Mặc dù gan nhiễm mỡ độ 1 ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng đây vẫn là giai đoạn bệnh nhẹ và có thể tự cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Trong các trường hợp mắc gan nhiễm mỡ độ 1 kèm theo các bệnh lý nền hoặc có thể diễn tiến phức tạp, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Một số cách thức cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1 tại nhà như sau:
Gan nhiễm mỡ độ 1 kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người mắc gan nhiễm mỡ độ 1 nên tập trung hạn chế các thực phẩm sau:
Dầu mỡ có nguồn gốc từ động vật.
Thực phẩm chiên rán với dầu.
Đường tinh luyện và tinh bột trắng.
Gan nhiễm mỡ độ 1 có ăn trứng được không? Trong thực tế, có đến 70% người ăn trứng gà mỗi ngày nhưng không hề bị tăng cholesterol toàn phần cũng như LDL-cholesterol. Ngoài ra, 30% số người còn lại có chỉ số cholesterol tăng nhưng hoàn toàn không đáng kể. Vì vậy, người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 không cần kiêng trứng hẳn, mà vẫn bổ sung với lượng vừa phải trong khẩu phần ăn hằng tuần.
>>> Bệnh gan nhiễm mỡ uống gì hết?
Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh hoặc hoa quả để bổ sung chất xơ cũng như các loại vitamin nhằm giúp tăng cường sức khỏe của gan gan. Bên cạnh đó, một số chất dinh dưỡng có trong dầu olive, các loại hạt, các loại đậu,... cũng góp phần tăng cường chất béo tốt cho cơ thể.
Người bệnh nên hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thức uống có cồn. Đồng thời, bạn cũng nên làm việc với cường độ vừa phải, tránh bị stress kéo dài gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan. Một giải pháp khác nhằm cải thiện thói quen sinh hoạt là sử dụng các phương pháp massage toàn cơ thể tại nhà với thiết bị chuyên dụng, vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa cải thiện được các cơ bắp bị mỏi mệt hay căng cứng sau một ngày dài làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực tập thể dục, vận động cơ thể, hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc để gan được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên nghiêm túc kiểm soát cân nặng, theo dõi các chỉ số thể trạng nhằm ngăn ngừa béo phì - vốn là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến gan nhiễm mỡ trở nặng.
Việc theo dõi sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín giúp bệnh nhân phát hiện sớm và theo dõi tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1 sát sao, đồng thời phát hiện các bệnh lý khác để kịp thời điều thị. Việc điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 từ sớm giúp tăng tỷ lệ phục hồi và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Gan nhiễm mỡ ăn trứng được không?
Người bị gan nhiễm mỡ có thể ăn trứng, nhưng cần chú ý đến số lượng và cách chế biến. Trứng là một nguồn protein tốt và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, trứng cũng chứa cholesterol, vì vậy người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế số lượng trứng tiêu thụ để tránh tăng cường gánh nặng cho gan.
Lưu ý:
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về gan nhiễm mỡ, cũng như lý giải gan nhiễm mỡ độ 1 có sao không. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh phổ biến này và có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình.