Fuji Luxury Group
Hiểu đúng về bệnh gan nhiễm mỡ để biết cách phòng ngừa

Hiểu đúng về bệnh gan nhiễm mỡ để biết cách phòng ngừa

Thứ 3, 16/01/2024, 11:00 GMT+7

Trong đời sống công việc đầy áp lực cùng thói quen ăn uống không lành mạnh ngày nay, bệnh gan nhiễm mỡ đã và đang là một nguy cơ sức khỏe khá phổ biến. Trong bài viết này, FUJILUX sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh gan nhiễm mỡ và quan trọng hơn là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ (NAFLD) là sự tích tụ chất béo (lipid) trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính: bia rượu hoặc các nguyên nhân không từ bia rượu, được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Trong đó, có khoảng 30% trường hợp NAFLD sẽ tiến triển thành viêm gan, viêm gan mạn và thậm chí là xơ gan. 

 Gan nhiễm mỡ là gì?

2. Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện ngẫu nhiên thông qua siêu âm gan trong quá trình khám bệnh. Tuy nhiên, khi gan bị nhiễm mỡ diễn tiến tới viêm gan hoặc xơ gan, có thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Đau và khó chịu ở vùng bụng trên bên phải

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng

  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu vàng hoặc sậm hơn bình thường

Khi gan đã bị xơ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: 

  • Phù nề tay chân

  • Phình chướng vùng cổ và bụng dưới

  • Giãn nở mạch máu ở dưới da 

  • Lá lách phình to

  • Ngứa ngáy trên da

  • Lòng bàn tay đỏ hơn bình thường

Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ

3. Nguyên nhân bị bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ là do uống nhiều rượu bia hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài. Ngoài ra, những người gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn:

  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá mức sẽ tăng cường mỡ tích tụ trong gan.

  • Nồng độ cholesterol trong máu cao: Mức cholesterol cao có thể làm mất cân bằng chất béo trong gan.

  • Người bệnh viêm gan: Viêm gan có thể gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

  • Tiểu đường loại 2: Tiểu đường loại 2 có thể gây tổn thương gan và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ.

  • Các yếu tố rủi ro khác: Bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, chứng ngưng thở lúc ngủ, suy giảm chức năng tuyến giáp (suy giáp), suy giảm chức năng tuyến yên (suy tuyến yên) và tuổi già.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đi bệnh viện thăm khám để các y bác sĩ để đánh giá và xác định nguyên nhân cụ thể trong trường hợp của mỗi người.

4. Gan nhiễm mỡ có bao nhiêu cấp độ?

Gan nhiễm mỡ được chia thành ba cấp độ chính, dựa trên mức độ tích tụ mỡ trong tế bào gan. Các cấp độ này bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ nhẹ (cấp độ 1): Đây là mức độ nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ, khi mỡ chỉ tích tụ một số ít khoảng 3-10% trong tế bào gan. Thông thường, Gan nhiễm mỡ độ 1 không gây ra sự tổn hại nghiêm trọng cho gan và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và tuân thủ theo một số chỉ định khác của bác sĩ. 

  • Gan nhiễm mỡ độ trung bình (cấp độ 2): Tại cấp độ này, mỡ tích tụ trong tế bào gan tăng lên, và có thể chiếm từ 10-25% diện tích của gan. Khi gan nhiễm mỡ ở cấp độ này, có nguy cơ cao hơn về viêm gan và tổn thương gan.

  • Gan nhiễm mỡ nặng (cấp độ 3): Đây là mức độ cao nhất của gan nhiễm mỡ, khi mỡ chiếm hơn 50% diện tích tổng số tế bào gan. Mức độ nghiêm trọng này có nguy cơ cao gây ra viêm gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong. 

Gan nhiễm mỡ có bao nhiêu cấp độ

5. Thực đơn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý những điều sau. 

5.1. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

  • Rau củ quả: Rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu chất xơ và giúp giảm cholesterol, rất tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ.

  • Dùng dầu thực vật: Nên sử dụng dầu mè, đậu nành hoặc các loại dầu thực vật khác có chứa axit béo không no, giúp giảm cholesterol.

  • Tăng khẩu phần cá: Cá là nguồn cung cấp protein ít chất béo và giàu axit omega-3, có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ và ung thư.

>>> Bệnh gan nhiễm mỡ uống gì hết?

5.2. Bị gan nhiễm mỡ kiêng gì?

  • Rượu, bia và các loại thức uống có cồn: Nhóm thức uống này gây tổn thương và suy giảm chức năng tế bào gan.

  • Mỡ động vật: Trong mỡ động vật có chứa axit béo đạm (palmitic acid) và axit béo oleic (oleic acid), có thể gây tăng lipid trong máu, tăng kích thích gan sản xuất cholesterol và các bã nhờn trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mỡ tích tụ trong gan và tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Nên tránh các loại thực phẩm như nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng… có nồng độ cholesterol cao có thể tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ thành mỡ gan, đồng thời cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

  • Thịt đỏ: Nên giảm khẩu phần thịt đỏ như thịt bò, thịt heo vì chúng chứa nhiều protein nên bắt gan làm việc nhiều hơn trong quá trình chuyển hóa.

  Bị gan nhiễm mỡ kiêng gì

Để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không phải việc khó, bạn hãy áp dụng những chỉ dẫn dưới đây sẽ có thể tránh xa bệnh gan nhiễm mỡ: 

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bạn nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ và giảm tiêu thụ đường và chất béo bão hòa. Hạn chế việc tiêu thụ rượu, bia, các chất có cồn, tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác. 

  • Vận động thể lực: Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao mà bạn thích. Tăng cường hoạt động sẽ giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và cải thiện chức năng gan.

  • Giữ cân nặng trong khoảng phù hợp: Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân đối và việc rèn luyện thể lực thường xuyên.

phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

  • Kiểm soát bệnh lý liên quan: các yếu tố bệnh lý như tiểu đường, giảm huyết áp hay cholesterol cao nếu được kiểm soát tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại: Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu hay các chất độc khác vì có thể gây hại cho gan.

  • Điều chỉnh mức đường huyết: Kiểm soát mức đường huyết và insulin trong cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Hạn chế tiêu thụ đường tức thì và thay thế bằng các nguồn đường tự nhiên từ trái cây, rau củ và các nguồn tinh bột phức tạp.

6. Một số câu hỏi liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ

6.1. Bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng gan và không gây nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không được điều chỉnh kịp thời, bệnh này có thể phát triển thành viêm gan, xơ gan và gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, người bị gan nhiễm mỡ còn có thể gặp phảicác biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.

6.2. Gan nhiễm mỡ có hiến máu được không?

Nếu bạn muốn hiến máu khi bị gan nhiễm mỡ, bạn sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Bạn chỉ có thể hiến máu khi bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ nhất, cụ thể là gan nhiễm mỡ độ 1.

6.3. Gan nhiễm mỡ độ mấy là cao nhất?

Gan nhiễm mỡ độ 3 là mức nghiêm trọng nhất của gan nhiễm mỡ. Trong đó, số tế bào gan bị nhiễm mỡ và gan bị viêm có thể chiếm hơn 50% tổng số tế bào gan. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm viêm gan, tổn thương gan và xơ gan.

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh gan nhiễm mỡ mà FUJILUX đã tổng hợp được. Để góp phần bảo vệ gan của bạn khỏi các rủi ro liên quan đến bệnh này. Thì từ giờ chúng ta nên duy trì lối sống năng động, chế độ ăn uống khoa học và giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối. Chúc bạn đọc của FUJILUX nhiều sức khỏe!

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác