Fuji Luxury Group
Gãy xương chậu ở người già: Cách điều trị và Biến chứng  

Gãy xương chậu ở người già: Cách điều trị và Biến chứng  

Thứ 4, 17/01/2024, 08:50 GMT+7

Gãy xương chậu ở người già không chỉ là một chấn thương nghiêm trọng mà còn kèm theo nhiều biến chứng tiềm ẩn. Hiểu rõ về các phương pháp điều trị và cách nhận biết sớm các biến chứng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu rủi ro. Hãy cùng FUJILUX tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Gãy xương chậu là gì?

Xương chậu là vòng xương vững chắc ở dưới cột sống, có kích thước lớn và đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng chính là nâng đỡ phần trên của cơ thể. Do đó, khi xương chậu gãy, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Gãy xương chậu không mấy phổ biến, phần lớn các trường hợp gãy xương chậu xảy ra do tai nạn giao thông hoặc các tình huống chấn thương mạnh khác. 

Gãy xương chậu là gì

Tuy nhiên, ở người lớn tuổi khi các cấu trúc xương bắt đầu yếu đi, tỷ lệ gãy xương chậu sẽ cao hơn rất nhiều. Thậm chí, chỉ một cú ngã nhẹ cũng đủ gây gãy xương chậu ở người già, đặc biệt là những người già có xương yếu do bệnh loãng xương.

2. Triệu chứng gãy xương chậu ở người già

Triệu chứng của gãy xương chậu ở người già thường bao gồm:

  • Đau dữ dội: Người bệnh có thể cảm thấy đau nghiêm trọng tại khu vực xương chậu, đặc biệt khi cố gắng di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

  • Khó khăn khi di chuyển: Người già bị gãy xương chậu có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển, đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại.

  • Sưng và bầm tím: Khu vực xung quanh vết gãy có thể sưng lên và xuất hiện các vết bầm tím.

Triệu chứng gãy xương chậu ở người già

  • Hạn chế khả năng vận động của chân: Người bệnh có thể không thể gập chân hoặc nâng chân lên do đau.

  • Biến dạng xương chậu: Trong một số trường hợp, có thể nhận thấy sự biến dạng ở khu vực xương chậu.

  • Vấn đề khi đi tiểu: Nếu xương chậu gãy ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như bàng quang, người bệnh có thể gặp vấn đề khi đi tiểu.

  • Các triệu chứng khác: Tùy thuộc vào mức độ và vị trí của vết gãy, có thể có thêm các triệu chứng khác như giảm cảm giác hoặc sự tê cứng ở các chi dưới.

2.1. Gãy xương chậu có nguy hiểm không?

Gãy xương chậu là một tình trạng chấn thương nghiêm trọng. Các chấn thương gãy xương chậu thường liên quan đến các tai nạn nghiêm trọng như giao thông hoặc ngã từ cao xuống. Chính vì thế, gây tổn thương nặng cho các cơ quan và mạch máu lớn nằm gần xương chậu. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là dẫn đến chảy máu nội bộ và nguy cơ nhiễm trùng cao. 

Đối với người lớn tuổi, tùy vào nguyên nhân và mức độ gãy xương vùng chậu mới đánh giá được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Thông thường, tình trạng gãy xương chậu ở người già nguy hiểm hơn vì xương của họ yếu và quá trình hồi phục chậm, tăng nguy cơ biến chứng và thậm chí tử vong.

Gãy xương chậu có nguy hiểm không

3. Phương pháp điều trị gãy xương chậu ở người già

Nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quá trình hồi phục, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người già nên can thiệp các phương pháp điều trị bảo tồn. Phương pháp điều trị bảo tồn là các biện pháp không can thiệp dao kéo hay phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị gãy xương chậu ở người già được các bác sĩ áp dụng như: 

  • Nẹp xương: Phương pháp này dành cho những trường hợp gãy xương chậu ở mức độ nhẹ. Sử dụng đai nẹp xương (xương đùn) và dụng cụ hỗ trợ như gối chặn hay máng đặt dưới chân giường để giữ xương chậu ở tư thế ổn định trong suốt quá trình hồi phục. Bệnh nhân thường được khuyến khích nằm nghỉ, hạn chế vận động và tác động lực lên vùng xương chậu.

  • Vật lý trị liệu: Sau quá trình điều trị nẹp xương, việc can thiệp vật lý trị liệu rất quan trọng để bệnh nhân phục hồi khả năng vận động. Điều này bao gồm việc thực hiện các bài tập trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên gia về tác động vật lý. Áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp nâng cao sự ổn định của xương, khôi phục chức năng và độ linh hoạt của bệnh nhân sau chữa trị. 

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Việc sử dụng thuốc giảm đau giúp người bệnh thoải mái hơn và hỗ trợ quá trình vận động.

  • Điều trị bệnh loãng xương: Vì phần lớn các trường hợp gãy xương chậu ở người lớn tuổi do chấn thương nhẹ hoặc liên quan đến chứng loãng xương. Trong trường hợp gãy xương chậu do loãng xương, việc sử dụng các loại thuốc chống loãng xương có thể giúp cải thiện sức mạnh của xương và ngăn ngừa các vết gãy trong tương lai.

>>> Top 10 thực phẩm người già bị loãng xương nên ăn

Phương pháp điều trị gãy xương chậu ở người già

  • Kiểm soát chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể: Duy trì dinh dưỡng tốt và thể chất ổn định cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi gãy xương ở người già.

Trong một số trường hợp khác, nếu các phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật không đem lại hiệu quả, thì người bệnh vẫn cần phẫu thuật cần thiết để tái tạo lại xương chậu, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống hàng ngày.

>>> Top 10 + Các loại rau tốt cho xương khớp

4. Biến chứng gãy xương chậu

  • Viêm khớp: Biến chứng lâu dài và nghiên trọng nhất của xương chậu bị gãy là sự phát triển của bệnh viêm khớp. Mặc dù, phần bị gãy ở vùng xương chậu đã lành nhưng bệnh viêm khớp có thể xảy ra sau đó.

  • Chảy máu nội bộ: Do vị trí xương chậu gần các mạch máu lớn, gãy xương chậu có thể gây ra chảy máu nội bộ nghiêm trọng.

  • Tổn thương cơ quan lân cận: Các mảnh xương gãy có thể thủng hoặc tổn thương các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, hoặc các cơ quan sinh dục. Vì thế cần có sự theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng sau phục hồi gãy xương chậu.

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Sự hạn chế vận động có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu.

  • Tổn thương dây thần kinh: Như tổn thương dây thần kinh đùi, gây đau, tê, hoặc yếu ở 2 chân.

  • Suy giảm khả năng vận động: Mất khả năng di chuyển bình thường do đau hoặc do sự hạn chế vận động sau phẫu thuật.

Biến chứng gãy xương chậu

4.1. Gãy xương chậu ở người già bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục gãy xương chậu ở người già có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của vết gãy, sức khỏe tổng thể và liệu pháp điều trị được áp dụng. Thông thường, quá trình này có thể mất từ vài tháng đến nửa năm hoặc lâu hơn.

Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh lý “ gãy xương chậu ở người già”. Nhìn chung gãy xương chậu là một bệnh lý phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Cùng với đó quá trình điều trị phức tạp, đòi hỏi người bệnh phải mất nhiều thời gian để hồi phục. Vì vậy, khi phát hiện gãy xương chậu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.

Các tin khác

13/06/2024
Thật khó để chọn lựa ra cái tên nào mới là chiếc ghế xứng đáng nhất, đỉnh cao nhất bởi mỗi sản phẩm lại có thế mạnh của riêng mình. FujiLux trình làng 3 mẫu ghế massage trị liệu thường xuyên cháy hàng, được quý khách hàng ưa ...
11/06/2024
Để cải thiện tình trạng đau mỏi, mất ngủ kéo dài, ngoài sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thì liệu pháp massage chuyên sâu và hỗ ...
15/04/2024
Quá trình thực hành cách hít thở sâu đúng cách luyện tập thể lực có tác dụng đốt cháy năng lượng và tiêu hao chất béo dư thừa. Hít thở sâu là động tác